Bất ngờ với yếu tố quyết định thời khắc được thị tẩm của phi tần Trung Quốc ngày xưa

Ai cũng muốn có sự thương yêu của hoàng thượng và sinh ra những tiểu hoàng tử khỏe mạnh. Nhưng chốn hậu cung đông đảo là thế, các hoàng đế ngày xưa sẽ quyết định "lịch trình" hàng đêm như thế nào?

Đành rằng có thái giám dâng thẻ bài ghi tên từng cung phòng cho hoàng thượng lựa chọn, nhưng cách làm này khó tránh khỏi thiên vị, đàm tiếu.

Ở một số tài liệu, trong đó có sách "The Discoverers" của nhà sử học nổi tiếng Daniel Boorstin ghi lại rằng, hậu cung Trung Quốc từ lâu đã có cách chia thời gian thị tẩm theo quy tắc nhất định, đảm bảo tính đều đặn cao hơn.

Cách chia này dựa trên niềm tin lâu đời của người Trung Hoa lẫn người Á Đông nói chung: tính toán tuổi tác và vận mệnh theo âm lịch, gắn với chu kỳ của mặt trăng!

Bất ngờ với yếu tố quyết định thời khắc được thị tẩm của phi tần Trung Quốc ngày xưa
Hậu cung Trung Quốc từ lâu đã có cách chia thời gian thị tẩm theo quy tắc nhất định.

Hoàng cung Trung Hoa tin rằng phụ nữ dễ thụ thai nhất là vào những đêm trăng tròn, vì lúc ấy tính Âm của phụ nữ sẽ mạnh mẽ nhất, đảm bảo sự cân xứng hài hòa với tính Dương của bậc đế vương. Vào những đêm ấy, đứa trẻ được thành hình cũng sở hữu khí chất phi phàm, xuất chúng.

Kết quả là, hoàng hậu hay quý phi sẽ được ưu ái kề bên hoàng thượng vào những đêm trăng sáng. Ngược lại, thời điểm trăng non sẽ dành cho phi tần có thứ bậc thấp hơn.

Ngoài ra, không chỉ có phương Đông mà nhiều nền văn hóa khác cũng gắn Mặt trăng với chuyện sinh nở. Ví dụ như Diana trong thần thoại La Mã vừa là thần săn bắn, thần Mặt trăng vừa là vị thần của sự sinh sôi.

Còn khoa học thì sao, họ nói gì về mối liên hệ giữa những đêm trăng với sự sinh sản?

Có rất nhiều giả thuyết được đặt ra như: ánh sáng mặt trăng sẽ ảnh hưởng đến hormone melatonin – yếu tố quyết định chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Trong quá trình tiến hóa thì con người cũng tiếp xúc với những đêm trăng suốt hàng ngàn năm; do đêm trăng ảnh hưởng đến hoạt động của cơ thể và bộ não người... Tuy nhiên, số lượng các nghiên cứu về vấn đề này không nhiều, vì vậy nó vẫn còn trong vòng bí ẩn.

Quay trở lại hoàng cung Trung Quốc ngày xưa, nếu đến triều đại cuối cùng là nhà Thanh vẫn áp dụng cách chia thời gian thị tẩm theo đêm trăng, thì trang South China Morning Post ước lượng như sau:

Bất ngờ với yếu tố quyết định thời khắc được thị tẩm của phi tần Trung Quốc ngày xưa
Cách chia thời gian thị tẩm theo đêm trăng.

Cứ trong 15 đêm thì Hoàng hậu luôn "chắc suất" 1 đêm. Hoàng quý phi (1 người tại vị), Quý phi (2 người tại vị), Phi (4 người tại vị) sẽ tranh nhau giữ lấy 2 đêm.

Còn lại 12 đêm khác (hoặc ít hơn) vào lúc trăng khuất mờ thì sẽ là "sàn đấu" gay cấn giữa các tần, quý nhân đáp ứng... Số lượng những phi tần mỹ nữ này là không hạn định, có khi lên đến hàng trăm, hàng ngàn người.

Trên thực tế, từ cấp quý nhân trở xuống, nhiều người còn không có cung phòng riêng mà chung sống với nhau. Phần đông trong số họ suốt đời không thể gần gũi với thiên tử, mãi giam mình trong bốn bức tường lạnh lẽo của Tử Cấm Thành.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News