Bầu trời châu Âu chuyển màu "như tận thế"

Hiện tượng khí tượng đặc biệt này có liên quan đến luồng không khí từ phía nam mang đến một lượng lớn bụi ở sa mạc Sahara lơ lửng trong khí quyển.

Bầu trời châu Âu chuyển màu như tận thế
Ngày 6/2, bầu trời khu vực Trung Âu và vùng Alpes bỗng chuyển màu cam do bụi từ sa mạc Sahara. Quang cảnh từ bờ sông Saone cho thấy bầu trời màu vàng cam trên thành phố Lyon, Pháp. (Ảnh: Shutterstock).

Bầu trời châu Âu chuyển màu như tận thế
Hiện tượng này đã được trông thấy trên khắp miền Trung nước Pháp, Thụy Sĩ, miền Nam nước Đức, Áo và cả miền Bắc Balkan vào chiều 6/2. Trong ảnh, du khách đang ngắm toàn cảnh thành phố Lyon từ quận Fourviere. (Ảnh: Shutterstock).

Bầu trời châu Âu chuyển màu như tận thế
Theo SRF Meteo, kênh dự báo thời tiết của đài truyền hình quốc gia Thụy Sĩ, các hạt bụi có nguồn gốc từ những khu vực phía tây bắc châu Phi, bao gồm Mauritania, Mali và Algeria. Bụi ở Sahara biến bầu trời Vallee de Chamonix, Haute Savoie, Pháp thành màu cam. (Ảnh: Shutterstock).

Bầu trời châu Âu chuyển màu như tận thế
SRF Meteo cũng cho biết thời tiết và gió mạnh ở những quốc gia đó đã khiến cát ở Sahara bị cuốn lên cao từ 2-5 km. Những hạt cát này sau đó bị gió nam thổi về phía châu Âu. (Ảnh: Shutterstock).

Bầu trời châu Âu chuyển màu như tận thế
Khi gió thổi đến những dãy núi cao của châu Âu, chúng bị chặn lại và bụi rơi xuống, khiến tuyết cũng có màu cam. (Ảnh: Shutterstock).

Bầu trời châu Âu chuyển màu như tận thế
Những người trượt tuyết trên sườn núi tại khu nghỉ mát Alpine ở Anzere, Thụy Sĩ. Nồng độ bụi cao đã biến bầu trời và tuyết thành màu cam, tạo ra khung cảnh như ngày tận thế. (Ảnh: AP).

Bầu trời châu Âu chuyển màu như tận thế
Bầu trời màu cam tạo ra không khí kỳ lạ ở những khu trượt tuyết. (Ảnh: Shutterstock).

Bầu trời châu Âu chuyển màu như tận thế
Hình ảnh từ Hệ thống Thông tin và Dữ liệu Hệ thống Quan sát Trái đất (EOSDIS) của NASA cho thấy bụi từ Sahara bay qua biển Địa Trung Hải vào châu Âu ngày 6/2. (Ảnh: NASA Worldview).

Bầu trời châu Âu chuyển màu như tận thế
Mức độ bụi mịn trong không khí cũng tăng lên do cát, đặc biệt là những khu vực trên núi. (Ảnh: Shutterstock).

Bầu trời châu Âu chuyển màu như tận thế
Tại vùng Jungfraujoch của Thụy Sĩ nằm ở độ cao 3.463 m, nồng độ bụi là 744 microgam/m3. Con số này cao hơn nhiều so với mức trung bình cả năm ở đây, 10 microgam/m3. (Ảnh: Shutterstock).

Bầu trời châu Âu chuyển màu như tận thế
Theo Severe Weather, gió sẽ tiếp tục đẩy số bụi này về phía bắc và phía đông đến Benelux, miền trung nước Đức, Cộng hòa Czech và Hungary vào sáng 7/2. (Ảnh: Shutterstock).

Bầu trời châu Âu chuyển màu như tận thế
Đây không phải là hiện tượng hiếm gặp. Người dân châu Âu thường chứng kiến bầu trời chuyển màu cam vài lần vào mùa đông. (Ảnh: Shutterstock).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tuyết bất ngờ rơi dày đặc trên đỉnh Fansipan

Tuyết bất ngờ rơi dày đặc trên đỉnh Fansipan

Nền nhiệt chưa giảm sâu nhưng tuyết vẫn phủ trắng cảnh vật trên đỉnh Fansipan khiến nhiều người nhầm tưởng là mưa đá.

Đăng ngày: 08/02/2021
Nhóm nghiên cứu Trung Quốc

Nhóm nghiên cứu Trung Quốc "bắc loa cầu mưa" ở Tây Tạng

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một " chiếc loa" khổng lồ hướng lên bầu trời để kích thích sự tạo thành mưa ở một nơi khô hạn như Tây Tạng bằng âm thanh.

Đăng ngày: 05/02/2021
Phát hiện mạch nước ngầm phun trào cao nhất thế giới tại Yellowstone

Phát hiện mạch nước ngầm phun trào cao nhất thế giới tại Yellowstone

Cục khảo sát địa chất Hoa Kỳ USGS mới đây đã tiết lộ mạch nước ngầm khổng lồ phun trào với tốc độ kỷ lục tại khu vực núi lửa Yellowstone có tên là Geyser.

Đăng ngày: 04/02/2021
Đây là lúc thế giới cần những cỗ máy ăn khí carbon

Đây là lúc thế giới cần những cỗ máy ăn khí carbon

Các loại máy có thể hút khí CO2 là " vũ khí" hiệu quả nhất của con người để chống lại sự nóng lên toàn cầu hiện nay.

Đăng ngày: 03/02/2021
McDonald giới thiệu khay làm từ thức ăn thừa

McDonald giới thiệu khay làm từ thức ăn thừa

Tại các chuỗi nhượng quyền ở Mỹ Latin và vùng Caribbean, bạn sẽ được phục vụ thức ăn trên một chiếc khay làm từ loại vật liệu mới đầy cải tiến.

Đăng ngày: 03/02/2021
Khối băng khổng lồ này mô phỏng lại lượng băng mà Trái đất đã mất đi hàng năm

Khối băng khổng lồ này mô phỏng lại lượng băng mà Trái đất đã mất đi hàng năm

Kể từ năm 1994 đến nay, đã có 1.2 nghìn tỷ tấn băng biến mất mỗi năm.

Đăng ngày: 30/01/2021
50 mẹo giúp tạo thói quen sử dụng ít nhựa hơn

50 mẹo giúp tạo thói quen sử dụng ít nhựa hơn

Hiện nay trên thế giới cứ mỗi phút có 1 triệu chai nhựa được bán ra, mỗi năm 5.000 tỷ túi nilon được tiêu thụ.

Đăng ngày: 30/01/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News