Bẻ cong kim cương ở mức độ nano

Các nhà khoa học chiếu một lực điện trường sau đó sử dụng kính hiển vi điện tử quét tác động lên tính chất cơ học của sợi nano kim cương.

Kim cương là một trong những vật liệu cứng nhất hành tinh, nhưng các nhà khoa học thuộc Đại học Công nghệ Sydney (Australia) tìm ra phương pháp để uốn cong hoặc thay đổi hình dạng kim cương ở mức độ nano. Nghiên cứu được công bố trên chuyên san Advance Materials.

Bẻ cong kim cương ở mức độ nano
Kim cương có thể thay đổi tính chất cơ học ở mức độ nano. (Ảnh: Science Alert).

Bằng cách chiếu một lực điện trường vào các sợi nano kim cương dài 20 nanomet (nhỏ hơn 10.000 lần so với sợi tóc người), các chuyên gia có thể uốn cong kim cương đến 90 độ. Nhóm sử dụng kính hiển vi điện tử quét nhằm tạo lực tác động đến hình dạng và tính chất của kim cương. Quá trình này tạo ra một lượng điện tích lớn làm cong các sợi nano kim cương.

Phương pháp trên mở ra những hướng nghiên cứu mới trong việc lưu trữ năng lượng, điện toán lượng tử, vật liệu bảo vệ. "Kim cương là vật liệu tiền thân cho các ứng dụng mới trong công nghệ nano, hệ thống cơ điện tử và che chắn bức xạ. Hiện tại nhóm trong quá trình nghiên cứu kim cương ở mức độ nano hoạt động như thế nào, cách chúng biến dạng, thay đổi trạng thái", nhà khoa học vật liệu Blake Regan, Đại học Công nghệ Sydney cho biết.

Ngoài việc tìm ra phương pháp bẻ cong sợi kim cương ở mức độ nano, các nhà nghiên cứu còn quan sát một dạng mới của biến dạng dẻo, có thể được giải thích bằng sự xuất hiện của dạng carbon mới được gọi là O8- carbon, có liên hệ chặt chẽ với sự hình thành cơ học của kim cương. "Những khám phá này có ích trong quá trình nghiên cứu tính chất của kim cương và công nghệ nano chuyên sâu", Blake nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Italia dùng công nghệ in 3D để tạo ra

Italia dùng công nghệ in 3D để tạo ra "thịt chay", giải quyết khủng hoảng lương thực trong tương lai

Theo nhóm nghiên cứu, chi phí cho việc in 100g thịt bằng công nghệ này chỉ khoảng 3 USD, không quá cao so với việc mua thịt trực tiếp trong siêu thị.

Đăng ngày: 12/02/2020
“Biến” những hạt mưa rơi thành năng lượng

“Biến” những hạt mưa rơi thành năng lượng

Các nhà khoa học vừa tìm ra một phương pháp mới sử dụng năng lượng của những giọt nước rơi trực tiếp.

Đăng ngày: 11/02/2020
Mặt nạ tích hợp màn hình, giúp lính cứu hỏa có thể “nhìn xuyên” màn khói dày đặc

Mặt nạ tích hợp màn hình, giúp lính cứu hỏa có thể “nhìn xuyên” màn khói dày đặc

Loại mặt nạ phòng độc kết hợp với màn hình của các nhà khoa học Mỹ có thể hiển thị chính xác các vật thể ở đằng sau màn khói lửa vô cùng nguy hiểm.

Đăng ngày: 10/02/2020
Lần đầu tạo ra robot có thể thoát

Lần đầu tạo ra robot có thể thoát "mồ hôi"

Đây có thể sẽ là bước đột phá so với loại robot kỹ thuật trước đó, tạo ra thế hệ robot có khả năng đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ trong môi trường nhiệt độ cao.

Đăng ngày: 09/02/2020
Gạch bê tông

Gạch bê tông "sống" có thể tự vá lành và sinh sôi

Các nhà khoa học phát triển "bê tông sống" thân thiện với môi trường bằng cách trộn cát, hydrogel và vi khuẩn để tạo vật liệu xây dựng cứng như xi măng.

Đăng ngày: 02/02/2020
Kính che nắng thông minh tự tìm mắt lái xe để che

Kính che nắng thông minh tự tìm mắt lái xe để che

Tập đoàn Bosch đã giới thiệu một thiết bị che nắng trong suốt, sử dụng trí tuệ nhân tạo để xác định vị trí mắt người lái xe rồi che nắng mà không chắn tầm nhìn.

Đăng ngày: 24/01/2020
Robot đầu tiên uốn cong đôi cánh bay lượn như chim

Robot đầu tiên uốn cong đôi cánh bay lượn như chim

Robot PigeonBot thay đổi hình dạng các đốt khớp và kiểm soát hai khớp cánh để điều hướng như chim bồ câu.

Đăng ngày: 20/01/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News