Bé gái bốn tuổi phát hiện loài ong tưởng đã tuyệt chủng
Hai đàn ong không đốt quý hiếm được bé gái tình cờ phát hiện trong lúc đi dạo tại khu phố Palo Alto ở California.
Bé gái 4 tuổi tên Annika Arnout phát hiện loài ong tưởng đã tuyệt chủng ở Mỹ. (Ảnh cắt từ video: CBS)
Theo tạp chí Bay Nature, những con ong có tên khoa học là Plebia emerinara hầu như không được các nhà khoa học chú ý đến ở Mỹ trong 70 năm qua, đến mức nhiều người trưởng thành còn không nhận ra chúng. Cô bé Annika Arnout đã bất ngờ tìm thấy cùng với sự đóng góp của Targe Lindsey, người chăm sóc từ khi cô bé mới ba tháng tuổi. Lindsey đã chụp ảnh những con ong và chia sẻ lên iNaturalist, một diễn đàn dành cho các nhà khoa học và sinh vật học công dân, nơi Tiến sĩ Martin Hauser, nhà nghiên cứu cấp cao về hệ sinh học côn trùng tại Cơ quan Y tế và Nông nghiệp California, nhìn thấy phát hiện của Arnou và nhận ra điều đặc biệt.
"Tôi thực sự ấn tượng khi cô bé tìm thấy không chỉ một mà là hai đàn ong Plebia emerinara, điều mà các nhà khoa học không làm được trong nhiều năm qua", Hauser nhấn mạnh.
Một trong hai đàn ong Plebia emerinara được phát hiện ở Palo Alto, Mỹ. (Ảnh cắt từ video: CBS)
Plebia emerinara là một loài ngoại lai có nguồn gốc từ Brazil. Vào cuối những năm 1940 và đầu 1950, Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đã yêu cầu một nhà côn trùng học người Brazil, Tiến sĩ Paulo Nogueira-Neto, gửi cho họ 30 đàn ong để xem liệu loài này có thể trở thành động vật thụ phấn hiệu quả hay không, với mong muốn tăng năng suất cây trồng.
"Nogueira-Neto sau đó đã gửi những đàn ong tới Florida, Logan, Utah, Davis và Palo Alto, nhưng chỉ trong một năm, nhà côn trùng học báo cáo rằng tất cả đàn ong đã chết", Hauser nói với CBS News. "Chúng không thích hợp với thời tiết lạnh giá ở Utah và không thể cạnh tranh với các loài bản địa ở Florida".
Đàn duy nhất còn sót lại sống ở sân sau nhà của Giáo sư George Schafer ở Palo Alto trong 8 năm, nhưng vào năm 1962, chúng cũng biến mất khi Schafer qua đời.
Trong một bài báo xuất bản vào năm 2002, Nogueira-Neto từng cho rằng Plebia emerinara có thể vẫn sống sót ở Mỹ, nhưng khả năng đó là rất nhỏ. "Có thể có một kiểu 'đền bù sinh thái' ở những nơi mà các yếu tố sinh thái địa phương rất thuận lợi sẽ bù đắp cho các yếu tố sinh thái khác không phù hợp với ong", nhà côn trùng học chia sẻ. Khám phá mới của Arnout cho thấy ông đã đúng.
Theo Hauser, Plebia emerinara là một trong 512 loài ong không đốt còn tồn tại trên thế giới.

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ
Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Thì ra đây là danh tính thủ phạm tạo ra những chiếc bọc tí hon kỳ lạ trên tường nhà chúng ta
Có phải đã ít nhất một lần bạn tò mò về cái bọc kỳ lạ dính trên tường này? Hôm nay chúng ta sẽ biết đáp án.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.
