Bé kín thóp sớm hay muộn đều đáng lo

Thóp của trẻ liền quá sớm sẽ hạn chế sự phát triển của não, ảnh hưởng đến trí tuệ. Nếu thóp đóng lại muộn có thể là biểu hiện của còi xương, suy dinh dưỡng hoặc não to bất thường. Vì vậy các bà mẹ cần chú ý quan sát tới những thay đổi của thóp đầu trẻ để có phương pháp chăm sóc thích hợp.

Thóp đầu là gì?

Phần đỉnh đầu của trẻ có một phần xương chưa khép hoàn toàn gọi là thóp đầu hoặc cửa đỉnh đầu. Nhiều người nghĩ thóp đầu chỉ có một phần duy nhất nhưng thực ra nó có đến 2 phần. Phần thóp trước có hình thoi, là khe hở giữa xương trán và xương đỉnh đầu. Phần thóp sau lại có hình tam giác, là khe hở giữa xương đỉnh đầu và xương chẩm.

Trong khi thóp sau gần như khép lại sau khi đứa trẻ chào đời (nếu còn lại chỉ rất nhỏ như đầu móng tay và sau 4 tháng chào đời gần như đã khép hẳn) thì thóp trước lại trải qua một quá trình thay đổi liên tục. Trẻ sơ sinh có thóp trước trung bình là 2,1cm, dao động từ 0,6 - 3,6cm. Điều đặc biệt là với trẻ sinh non hay trẻ đủ tháng, thóp đầu đều tương tự nhau.

Thóp của trẻ mặc dù chỉ chiếm một diện tích rất nhỏ nhưng lại có thể phản ánh tình trạng bên trong cơ thể. Rất nhiều bệnh ở trẻ em gây biến đổi thóp, vì thế người thày thuốc coi thóp như là một cái "cửa sổ" qua đó để nhìn và xác định bệnh tật của trẻ, còn chúng ta nếu chịu khó quan sát thì thông qua sự thay đổi của thóp có thể tự xác định được bệnh của trẻ.

Thời gian thóp khép lại

Lúc bình thường, khi trẻ mới sinh ra, thóp trước có kích thước là 2,5 x 2,5 cm (đường nối trung điểm của hai cạnh đối diện). Sau khi sinh 2-3 tháng, thóp sẽ rộng ra theo sự tăng to của chu vi đầu trẻ, về sau dần dần thu nhỏ, tháng 12-18 thì khép lại. Thóp sau lúc sinh ra đã gần khép hoặc rất nhỏ bằng đầu móng tay, chậm nhất 4 tháng sau khi sinh là phải khép lại.

Cảnh giác khi thóp đóng sớm hoặc muộn

Thóp (thường chỉ thóp trước) khép lại sớm hay muộn phản ánh quá trình cốt hóa xương đầu của trẻ có bình thường hay không. Khép lại quá sớm hoặc quá muộn đều là biểu hiện của bệnh lý.

Thóp đóng sớm

Nếu thóp trẻ khép lại quá sớm có thể là não nhỏ, hoặc xương đầu cốt hóa quá sớm, hạn chế sự phát triển của đại não. Vì thế mà trí tuệ trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng ở các mức độ khác nhau.

Người ta cho rằng, thóp đóng lại quá sớm thường do bẩm sinh thiếu chất hoặc do khi mang thai, sản phụ thường xuyên chiếu tia X-quang gây nên; cũng có thể sau khi bị viêm não, đại não ngừng phát triển mà gây nên.


Thóp trước lõm có thể trẻ đang thiếu nước

Thóp đóng muộn

Ngược lại, nếu thóp và khe xương không đóng và mở rộng ra theo tuổi của trẻ thì đó cũng là hiện tượng khác thường, chứng tỏ xương chậm cốt hóa do chức năng của tuyến giáp trạng kém, do bị bệnh còi xương, suy dinh dưỡng, hay não to lên khác thường gây nên. Có một số người cho rằng đầu trẻ to, thóp rộng là dấu hiệu trẻ thông minh. Đó là một sự nhận thức phiến diện, khi thấy đầu trẻ to, thóp to rộng thì cần cảnh giác.


Trẻ tròn một tuổi, thóp có thể đóng lại hoàn toàn.​

Cách quan sát trạng thái, tính chất của thóp

Thóp bình thường thì bằng phẳng và phập phồng theo nhịp đập của mạch tim. Dùng đầu ngón tay sờ lên thóp có cảm giác mềm mềm và ở dưới trống rỗng. Nếu thóp trước trở nên đầy đặn, thậm chí phồng lên chứng tỏ áp suất trong đầu tăng lên cao (gọi tăng áp lực nội sọ), phần nhiều thấy trong các bệnh như xuất huyết não, viêm màng não, não úng thủy... Khi trẻ khóc, thóp cũng nhô lên. Do đó khi phân biệt thóp có đầy lên không, cần lấy trường hợp thóp sờ thấy bình thường khi trẻ bình tĩnh làm tiêu chuẩn.

Thóp trước lõm xuống có thể thấy ở những trẻ bị mất nước do nôn, tiêu chảy, suy dinh dưỡng nặng.

Lưu ý: Mỗi khi trẻ khóc, thóp vẫn nhô lên. Đây là trường hợp bình thường, bố mẹ không nên lo lắng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Đăng ngày: 05/04/2025
Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Các tế bào trong cơ thể người luôn tự làm mới, thay thế lẫn nhau, với tuổi thọ vài ngày hoặc vài chục năm.

Đăng ngày: 04/04/2025
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Lịch sử tình dục của loài người

Lịch sử tình dục của loài người

Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Đăng ngày: 24/03/2025
Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Đăng ngày: 22/03/2025
Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Đăng ngày: 19/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News