Bể nước 1000 độ C dưới núi lửa Bolivia

Bể chứa nước với khối lượng khoảng 1,5km3, nằm sâu 15km dưới núi lửa Uturuncu, Bolivia có thể dẫn điện và kích hoạt núi lửa phun trào.

Nhóm nghiên cứu của trường Đại học Bristol, Anh vừa phát hiện một bể chứa nước nằm sâu 15km dưới núi lửa Uturuncu, Bolivia, Science Alert hôm 9/11 đưa tin.

Sau khi kiểm tra kỹ lưỡng, họ kết luận khối lượng nước trong bể khoảng 1,5km3, tương đương với lượng nước trong hồ Superior, hồ lớn và sâu nhất của Ngũ Đại Hồ ở Bắc Mỹ và lớn thứ ba thế giới.


Bể chứa nước 1.000 độ C nằm sâu 15km dưới núi lửa Uturuncu, Bolivia. (Ảnh: Michael Sayles).

Bể nước được đặt tên là khối dung nham Altiplano-Puna này có nhiệt độ lên tới 1.000 độ C và trộn lẫn với đá nóng chảy. Nó có thể khiến núi lửa dễ phun trào. Ngoài ra, khối dung nham Altiplano-Puna có thể dẫn điện và dường như khiến các sóng địa chất chuyển động chậm hơn, không giống phần dung nham xung quanh không bị trộn lẫn với nước.

Để tìm hiểu hoạt động của nó, nhóm nghiên cứu đã đem những hòn đá 500.000 năm tuổi phun ra từ núi lửa trộn lẫn với nước ở phòng thí nghiệm trong môi trường tương tự môi trường dưới bề mặt Trái Đất 15km. Họ tính ra khoảng 8-10% nước hòa tan trong silicat nóng chảy.

"10% khối lượng của nước hòa tan tức là một phân tử nước kết hợp với ba phân tử silicat. Đây là phần nước lớn bất thường giúp giải thích nguyên nhân dẫn điện rất tốt của chất lỏng silicat này", Fabrice Gaillard, đến từ Đại học Orleans, Pháp, một trong những nhà nhà nghiên cứu, cho biết.

Nhóm nghiên cứu chưa thể giải thích vai trò của tính dẫn điện cũng như ảnh hưởng của nó tới các vụ phun trào núi lửa. Họ đang lên kế hoạch tìm hiểu liệu tính dẫn điện bất thường này có phải là dấu hiệu của bể chứa nước bí mật nằm sâu dưới các núi lửa lớn khác hay không. Nếu điều này là chính xác, nhóm nghiên cứu hy vọng tìm ra cách thức khiến núi lửa phun trào của chúng nhằm dự đoán thời điểm núi lửa phun trào chính xác hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 07/02/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 27/01/2025
Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?

Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Đăng ngày: 25/01/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 17/01/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 16/01/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 15/01/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 12/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News