Bệ phóng vệ tinh sắp được xây dựng ở New Zealand
New Zealand sẽ sớm trở thành trung tâm chính để phóng vệ tinh lên quỹ đạo sau khi Rocket Lab, công ty hàng không vũ trụ của Mỹ, thông báo kế hoạch xây dựng bệ phóng tại nước này.
New Zealand sẽ trở thành bệ phóng vệ tinh của thế giới
Trang Business Insider (Mỹ) ngày 25.7 đưa tin Rocket Lab đang nhắm đến việc xóa bỏ rào cản để thương mại hóa hàng không vũ trụ thông qua việc phóng các vệ tinh với chi phí phải chăng.
Bản vẽ mô phỏng bệ phóng của Rocket Lab đăng tải trên trang chủ của Rocket Lab
Công ty này thông báo kế hoạch xây dựng một khu vực phóng ở dải đất Kaitorete Spit thuộc khu vực Canterbury, gần thành phố Christchurch. Nơi đây họ sẽ thiết lập bệ phóng cùng tên lửa phóng mang tên Electron có nhiệm vụ phóng các vệ tinh cỡ nhỏ lên Quỹ đạo Trái đất tầm thấp.
Peter Beck, CEO của Rocket Lab, cho biết ông chọn New Zealand vì quốc gia này "có lợi thế về mặt kỹ thuật, hậu cần và kinh tế" vốn đã từng được NASA sử dụng cho các chuyến bay dưới tầm quỹ đạo.
"Khu vực tại New Zealand có độ nghiêng và đồng bộ được với quỹ đạo của Mặt trời nên rất lý tưởng cho việc phóng các vệ tinh nhỏ", Beck cho biết.
Việc các hệ thống phóng truyền thống đang đối mặt với viễn cảnh quá tải, Rocket Lab đã quyết định tự xây riêng bệ phóng cho mình với mục tiêu thực hiện được 100 đợt phóng trong một năm.
"Việc xây dựng và đưa vào hoạt động điểm phóng vệ tinh của chúng tôi là điều cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Với việc phóng vệ tinh thường xuyên từ điểm phóng này, Rocket Lab sẽ tiến một bước gần hơn đến mục tiêu thương mại hóa ngành hàng không vũ trụ", Beck cho biết thêm.
Được biết, đợt phóng đầu tiên dự kiến sẽ được thực hiện vào cuối năm nay.

Tìm hiểu về kính viễn vọng không gian Hubble
Kính viễn vọng không gian Hubble, mang tên nhà thiên văn học Mỹ Edwin Powell Hubble lần đầu tiên được phóng lên quỹ đạo Trái Đất từ tháng 4/1990.

10 công trình kiến trúc nổi tiếng Sài Gòn
Dinh Độc Lập, nhà thờ Đức Bà, bến Nhà Rồng không chỉ thu hút du khách bởi ý nghĩa lịch sử mà còn là kiến trúc đặc sắc, lâu đời.

15 công trình cổ đại bí ẩn trên thế giới thách thức giới khoa học
Những người sống trên Trái Đất vào hàng ngàn năm trước đã tạo ra những công trình có quy mô đồ sộ và hết sức công phu.

Truyền thuyết bí ẩn về Vườn treo Babylon
Vườn treo Babylon được ghi chép lại rất nhiều trong các tài liệu của các nhà sử học Hy Lạp như Strabo và Diodorus Siculus, nhưng mặc khác lại có ít bằng chứng về sự hiện diện của chúng.

Chi hơn 4,8 nghìn tỷ xây cầu, Nhật Bản khiến thế giới ngỡ ngàng với công trình "dốc đứng lên trời" độc nhất vô nhị
Chỉ mất 7 năm, Nhật Bản đã xây xong cây cầu khổng lồ vô cùng nổi tiếng này.

Tòa nhà siêu thực mô phỏng "mật mã di truyền" của con người, tùy góc nhìn lại thấy nhiều hình dáng khác nhau
Một kiến trúc sư người Pháp ấp ủ hy vọng tạo ra các công trình tiết kiệm năng lượng và "ăn" khí CO2 đã chính thức thực hiện được giấc mơ này.
