Bệnh cúm là gì?

Cúm có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và gây bệnh ở nhiều mức độ từ trung bình tới nghiêm trọng. Trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai và người lớn tuổi là những đối tượng không nên xem nhẹ chứng bệnh nhiễm trùng hô hấp này.

Định nghĩa về bệnh cúm

Cúm là một dạng bệnh nhiễm virus cấp tính. Bệnh phát triển khi virus cúm lây nhiễm và tấn công vào hệ hô hấp đường mũi, cổ họng, các ống phế quản và có thể bao gồm cả phổi.

Cúm phần lớn diễn biến nhẹ và người bệnh có thể tự hồi phục trong khoảng 2-7 ngày. Tuy nhiên ở một số trường hợp đặc biệt như người bị suy giảm miễn dịch, người mắc các bệnh mạn tính,… cúm có thể trở nên nguy hiểm và gây ra các biến chứng nặng có thể dẫn tới tử vong.

Cúm có thể tấn công mọi đối tượng, ở người lớn tỷ lệ là 5-10%, trẻ em là 20-30%. Điểm nguy hiểm của cúm là khả năng lây nhiễm cao dẫn đến nguy cơ bùng dịch. Ở các vùng nhiệt đới như Việt Nam, cúm thường xảy ra vào mùa mưa nhưng vẫn có thể phát tán vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.


Cúm là một dạng bệnh nhiễm virus cấp tính.

Cúm có 3 loại khác nhau ảnh hưởng tới người, bao gồm:

Triệu chứng cúm

Cúm có khả năng gây ra các triệu chứng từ nhẹ tới nặng. Nhiều người hay nhầm lẫn giữa cúm với cảm lạnh bởi các biểu hiện ban đầu như sổ mũi, hắt hơi và đau họng. Tuy nhiên cảm lạnh thường diễn biến chậm trong khi cúm lại phát triển nhanh, đột ngột. Bạn có thể bắt đầu nhận thấy các dấu hiệu bệnh trong khoảng 1-7 ngày thông thường là 48-72h sau khi tiếp xúc với virus cúm.

Triệu chứng thường gặp đầu tiên là sốt cao từ 39 đến 41 độ C. Trẻ em nếu bị cúm thường sẽ sốt cao hơn so với người lớn. Người bị cúm cũng có thể gặp thêm một hoặc nhiều các dấu hiệu sau:

Hầu hết các triệu chứng của bệnh cúm sẽ dần biến mất sau khoảng 4-7 ngày. Ho khan, mệt mỏi phần lớn kéo dài hàng tuần bên cạnh việc bị sốt đi sốt trở lại.

Nếu các triệu chứng cúm dần trở nên nặng hơn hoặc dai dẳng, không có dấu hiệu giảm bớt sau 1 tuần – sốt kéo dài hơn 3 ngày – thì bạn cần đến gặp bác sĩ. Nguy hiểm hơn là khi người bệnh cảm thấy khó thở, tức ngực, mất ý thức, co giật, có dấu hiệu mất nước (như tiểu ít, không tiểu) – lúc này cần đưa người bệnh đi cấp cứu ngay lập tức. Đây là những dấu hiệu cảnh báo cho thấy cúm có thể đang chuyển biến thành bệnh lý nghiêm trọng hơn như viêm phổi.

Nguyên nhân gây ra bệnh cúm

Bệnh cúm bắt nguồn từ virus cúm (Influenza virus). virus cúm tồn tại trong không khí và có thể xâm nhập vào cơ thể khi chúng ta chạm tay vào mắt, mũi, miệng.

Con đường lây truyền bệnh cúm

Virus cúm có khả năng lây lan trực tiếp qua đường hô hấp khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện khiến các giọt bắn của dịch tiết mũi họng có chứa virus xuất hiện trong không khí và tồn tại trên các bề mặt, đồ vật. Nếu tiếp xúc phải các dịch bắn này sẽ có nguy cơ nhiễm cúm.

Ở những nơi tập trung đông người, tình trạng tiếp xúc trực tiếp là điều kiện lý tưởng để cúm lây lan nhanh. Người bị cúm có thể lây nhiễm cho người khác ngay trong thời gian ủ bệnh từ 1 ngày trước khi có triệu chứng cho đến 5-7 ngày sau khi phát bệnh. Riêng với trẻ nhỏ hoặc người có sức khỏe kém, thời gian lây nhiễm có thể kéo dài hơn cho tới khoảng 2 tuần.

Đối tượng có nguy cơ cao bị bệnh cúm

Bất cứ ai cũng có thể nhiễm cúm. Trong đó các đối tượng có nguy cơ cao bao gồm:


Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh cúm.

Biến chứng của bệnh cúm

Ở người trẻ tuổi và người có nền tảng sức khỏe tốt, bệnh cúm thường không ảnh hưởng quá nghiêm trọng và có thể biến mất sau nhiều nhất 2 tuần mà không để lại tác động lâu dài.

Thế nhưng ở đối tượng là trẻ em dưới 5 tuổi hay người lớn tuổi, người có sức khỏe kém, cúm có thể gây ra các biến chứng như viêm phổi do cúm hoặc bội nhiễm vi khuẩn, viêm não, viêm màng não, nhiễm trùng tai, nhiễm trùng xoang, viêm cơ hay hủy cơ vân, tổn thương đa cơ quan như thận hay suy hô hấp và làm trầm trọng thêm tình trạng các bệnh mãn tính như suy tim sung huyết, hen suyễn hoặc đái tháo đường. Trong đó viêm phổi là một trong những vấn đề nặng nề nhất. Với người lớn tuổi và người bị bệnh mãn tính, viêm phổi do cúm có thể gây ảnh hưởng tới tính mạng.

Viêm phổi là biến chứng nguy hiểm của bệnh cúm, đặc biệt đối với người lớn tuổi và người có sức khỏe kém

Cách chẩn đoán bệnh cúm

Bước đầu trong chẩn đoán, bác sĩ sẽ tìm hiểu và xem xét các triệu chứng các triệu chứng cúm nếu có.

Ngoài ra có một số xét nghiệm nhằm phát hiện virus cúm trong bệnh phẩm hô hấp như:

Tùy thuộc vào loại xét nghiệm chẩn đoán, thời gian thu thập bệnh phẩm, loại và chất lượng bệnh phẩm,… cũng như dạng virus đang hoạt động mà bạn có thể vẫn là đối tượng nhiễm cúm mặc dù kết quả xét nghiệm là âm tính – tình huống này gọi là xét nghiệm âm tính giả. Do đó để đi tới kết luận cuối cùng còn cần dựa vào triệu chứng và đánh giá lâm sàng từ bác sĩ.

Trong tình hình hiện tại, người bệnh cúm có thể cần xét nghiệm thêm COVID-19 để loại trừ khả năng nhiễm cúm và COVID-19 cùng một lúc.

Cách điều trị bệnh cúm

Hiện tại vẫn chưa có cách điều trị cúm triệt để, chỉ có các phương pháp giúp giảm nhẹ các triệu chứng bệnh, giúp người bệnh thoải mái và dễ chịu hơn.

Nghỉ ngơi

Thông thường bệnh cúm có thể tự khỏi sau thời gian ngắn khi người bệnh dành thời gian nghỉ ngơi và uống nhiều nước để cơ thể dần chống lại sự nhiễm trùng. Không nên hút thuốc lá hoặc uống rượu trong thời gian này; cũng nên hạn chế trà, cà phê, các đồ uống có chất kích thích,… để tránh làm cơ thể thêm mệt mỏi.

Về dinh dưỡng, người bệnh cúm nên tăng cường, bổ sung các loại rau và trái cây có màu xanh đậm, đỏ và vàng để nâng cao hệ miễn dịch, hỗ trợ hồi phục sức khỏe nhanh chóng.

Dùng thuốc giảm đau

Việc uống các thuốc giảm đau không kê đơn cần phải cân nhắc. Trẻ em và thanh thiếu niên đang hồi phục sau những triệu chứng gần giống cúm không nên dùng aspirin để phòng ngừa nguy cơ mắc hội chứng Reye – tình trạng tổn thương não cấp tính, gan thoái hóa mỡ sau khi nhiễm virus cấp tính.

Người bệnh cúm có thể sử dụng các loại thuốc trị cảm, thuốc nhỏ hoặc thuốc xịt không kê đơn để giảm bớt một số triệu chứng cúm khó chịu như ho, sổ mũi, nhức đầu,…

Dùng thuốc kháng virus

Với người bị nhiễm trùng nặng hoặc có nguy cơ biến chứng cao, sử dụng thuốc kháng virus là phương pháp điều trị cúm cần thiết. Dùng thuốc kịp thời, đúng cách giúp giảm mức độ các triệu chứng và rút ngắn thời gian nhiễm bệnh. Đây cũng là cách ngăn ngừa các biến chứng cúm tiến triển – nhất là ở người lớn tuổi hoặc người bị suy giảm hệ thống miễn dịch.

Hiện có 3 loại thuốc kháng virus được khuyên dùng trong điều trị cúm bao gồm: oseltamivir (Tamiflu®), zanamivir (Relenza®) và peramivir (Rapivab®). Các thuốc này hoạt động dựa theo nguyên tắc làm gián đoạn chức năng men neuraminidase trên bề mặt virus và ngăn chặn sự giải phóng các phần tử virus từ các tế bào vật chủ bị nhiễm bệnh.

Các thuốc kháng virus này có thể sử dụng cho các trường hợp mắc cúm A và B và có tác động tốt nhất trong vòng 48 tiếng sau khi người bệnh bắt đầu có các triệu chứng cúm. Vì thế việc chẩn đoán và điều trị sớm là điều vô cùng quan trọng.

Dùng thuốc kháng virus có thể gây ra tác dụng phụ như buồn nôn, nôn ói ở một số người. Người bệnh nên dùng thuốc trong khi ăn để có thể giảm bớt các tác dụng phụ này.

Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh không có tác dụng trong các điều trị bệnh cúm vì không thể tiêu diệt được virus gây bệnh.

Tuy nhiên cúm có thể làm suy yếu hệ miễn dịch khiến người bệnh dễ mắc các bệnh nhiễm trùng khác do vi khuẩn nên trong trường hợp nhận thấy tình trạng cúm quay trở lại sau khi đã thuyên giảm, bạn nên đi kiểm tra sức khỏe càng sớm càng tốt. Lúc này thuốc kháng sinh có thể sẽ cần dùng đến để ngăn ngừa nguy cơ nhiễm trùng.

Cách phòng ngừa bệnh cúm

Tiêm ngừa cúm mỗi năm

Cách tốt nhất để phòng ngừa cúm chính là thực hiện tiêm ngừa cúm hằng năm. Do virus cúm biến đổi liên tục nên mỗi năm đều có loại vaccine chủng ngừa mới được sản xuất dựa theo nghiên cứu từ các nhà khoa học về khả năng gây bệnh của virus. Chỉ cần 1 mũi tiêm nhắc mỗi năm cũng giúp bạn phòng ngừa cúm hiệu quả. Theo Cục Y tế Dự phòng – Bộ Y tế, vaccine có tỷ lệ bảo vệ rất cao lên tới 90%. Ở người lớn tuổi, tiêm vaccine cúm giúp giảm tới 60% tỷ lệ mắc bệnh và 70-80% tỷ lệ tử vong từ các vấn đề có liên quan tới bệnh cúm. (4)

Một số loại vaccine cúm đang được lưu hành tại Việt Nam có thể kể đến như Vaxigrip 0.25ml, Vaxigrip 0.5ml, Influvac 0.5ml,… Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo rằng tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên nên chủng ngừa cúm. Trong đó trẻ em, người mắc các bệnh về tim mạch/ phổi mãn tính/ hen suyễn/ suy giảm miễn dịch, người từ 65 tuổi, phụ nữ có thai, người thường xuyên tiếp xúc với bệnh nhân,… là những đối tượng đặc biệt vì có nguy cơ cao mắc bệnh.

Tiêm ngừa vaccine hằng năm là cách phòng ngừa cúm hiệu quả hàng đầu

Hình thành thói quen sinh hoạt lành mạnh

Xây dựng và duy trì các thói quen sinh hoạt dưới đây giúp bạn giảm thiểu đáng kể nguy cơ lây nhiễm cúm nói riêng và các bệnh truyền nhiễm khác nói chung.

Những hiểu biết sai lầm về bệnh cúm

Bệnh cúm mùa là gì?

Phát hiện nhiều hình vẽ cổ hơn 2.000 năm tuổi ở Peru

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất