Bệnh cúm mùa là gì?
Thời gian vừa qua, thời tiết miền Bắc liên tục thay đổi thất thường khiến nhiều trẻ phải nhập viện vì các bệnh liên quan đến đường hô hấp, tiêu hóa. Đặc biệt, tại Bệnh viện Nhi Trung ương số bệnh nhi đến khám và được chẩn đoán mắc bệnh cúm mùa có chiều hướng gia tăng.
Vậy bệnh cúm mùa là gì?
Cúm mùa là một bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính do virus cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân, lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp.
Ở nước ta, các virus gây bệnh cúm mùa thường gặp là cúm A/H3N2, A/H1N1 và cúm B. Bệnh thường tiến triển lành tính nhưng cũng có thể biến chứng nặng, nguy hiểm...
Sau khi bị nhiễm virus cúm, người bệnh sẽ có các triệu chứng như sốt cao 39-400C kèm theo rét run.
Triệu chứng của bệnh cúm mùa
Sau khi bị nhiễm virus cúm, người bệnh sẽ có các triệu chứng như sốt cao 39-400C kèm theo rét run, nhức đầu, buồn nôn, đau mỏi toàn thân, mệt mỏi. Hoặc có thể kèm theo các biểu hiện sổ mũi, hắt hơi, nghẹt mũi, đau họng, ho...
Bệnh cúm mùa tiến triển thường lành tính, nhưng cũng có thể biến chứng nặng và nguy hiểm hơn ở những người có bệnh lý mãn tính về tim mạch và hô hấp, người bị suy giảm miễn dịch, người già trên 65 tuổi, trẻ em dưới 5 tuổi và phụ nữ có thai. Bệnh có thể gây viêm phổi nặng, suy đa phủ tạng dẫn đến tử vong.
Phòng bệnh cúm mùa như thế nào?
Phải đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh nghi nhiễm cúm, tăng cường rửa tay, vệ sinh hô hấp khi ho khạc; Tránh tập trung đông người khi có dịch xảy ra.
Cần lưu ý: chống cúm bằng các thuốc kháng virus không phải là một thay thế cho việc tiêm phòng vắc xin. Nên tiêm phòng vắc xin cúm hàng năm.