Bệnh nhân đầu tiên mang virus HIV sống lâu đến mức bị mắc Alzheimer
Không biết đây sẽ là một tin vui hay tin buồn: trường hợp bệnh Alzheimer đầu tiên đã được ghi nhận ở người nhiễm virus HIV.
Một mặt, đó là tin xấu cho họ. Mặt khác nhấn mạnh thực tế rằng người mang HIV đã sống sót đủ lâu với virus chết người này, đến độ tuổi mà họ có thể phát triển Alzheimer.
Alzheimer trước đây chưa từng được ghi nhận ở người nhiễm HIV. Nghiên cứu mới chỉ ra rằng nó có thể đã bị nhầm lẫn với chứng rối loạn não, cả hai bệnh đều gây mất trí, nhưng lại có cách điều trị khác nhau. Bây giờ, các bác sĩ sẽ phải cẩn thận hơn trong chẩn đoán thần kinh ở bệnh nhân có virus HIV và biểu hiện mất trí.
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Alzheimer's & Dementia.
Bệnh nhân HIV ngày nay đã sống đủ lâu để mắc Alzheimer.
Trước đây, các nhà khoa học tin rằng HIV có một cơ chế ngăn chặn việc hình thành các khối protein amyloid, mà gây bệnh Alzheimer trong não người nhiễm. Nhưng mới đây, nghiên cứu của Đại học Georgetown đã xác nhận trường hợp đầu tiên một người đàn ông nhiễm HIV 71 tuổi mang các khối amyloid, qua quét hình ảnh y tế.
"Bệnh nhân này có thể là trường hợp gây ra sự tranh cãi trong những gì chúng ta đã biết về chứng mất trí ở những người nhiễm HIV dương tính", tiến sĩ R. Scott Turner, tác giả nghiên cứu cho biết.
Vụ việc này chỉ ra rằng một số người lớn tuổi mang HIV và chứng mất trí có thể đã được chẩn đoán nhầm với rối loạn não do HIV. Thực sự, họ phải nhận chẩn đoán Alzheimer. Cũng có thể là họ sẽ mang cả chứng rối loạn não do HIV và cả Alzheimer, theo tiến sĩ Turner.
"Nhiễm virus HIV lâu dài và amyloid lắng đọng trong não có thể đại diện cho "cú đánh kép" tới não người bệnh, dẫn đến mất trí nhớ nhanh chóng", Turner nói trong một thông cáo báo chí. Trong trường hợp này, chẩn đoán chính xác là rất quan trọng, bởi vì chứng rối loạn não do HIV và bệnh Alzheimer có 2 phương pháp điều trị rất khác nhau.
Các bác sĩ sẽ phải thận trọng hơn trong chẩn đoán mất trí ở người dương tính với HIV.
Tính đến năm 2013, đã có hơn 53.000 người dương tính với HIV ở Mỹ. Những người 65 tuổi trở lên, độ tuổi có nguy cơ mắc Alzheimer bắt đầu tăng, các nhà nghiên cứu cho biết. Nếu không bao gồm cả những trường hợp chẩn đoán mới, con số này được dự đoán là sẽ tăng gấp đôi trong 10 năm tới.
"Báo cáo của trường hợp bệnh nhân này mở ra cái nhìn quan trọng vào các vấn đề rối loạn thần kinh liên quan đến HIV", Jeffrey Crowley, giám đốc chương trình Sáng kiến phòng chống HIV/AIDS Hoa Kỳ cho biết.
Trong khi đó, Crowley, cựu chủ tịch Văn phòng chính sách quốc gia về AIDS của Nhà Trắng cho biết: "Phát hiện này phải dẫn đến các nghiên cứu bổ sung và can thiệp lâm sàng kịp thời để hỗ trợ các cá nhân có HIV đang phải đối mặt với vấn đề suy giảm chức năng thần kinh".

11 mẹo giúp bạn thức dậy dễ dàng hơn vào mùa đông
Trong một bài viết trên trang The Conversation, các chuyên gia đã chỉ ra 8 mẹo nhỏ giúp bạn thức dậy dễ dàng và thoải mái hơn trong mùa đông.

Tất tần tật về tác dụng của nước muối sinh lý và cách sử dụng
Nước muối sinh lý ngày càng trở nên thân thuộc hơn với con người. Đặc biệt khi môi trường ngày càng ô nhiễm dẫn tới căn bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng ngày càng hoành hành thì tác dụng của nước muối sinh lý lại trở nên hữu hiệu.

Tác hại đáng sợ của việc ăn mì tôm sống
Mì tôm sống thơm thơm, giòn giòn lại rẻ tiền, không phải mất công nấu nướng chế biến là món ăn khoái khẩu của rất nhiều người, đặc biệt là các bạn học sinh sinh viên.

Lợi ích bất ngờ từ dưa bở với sức khỏe mọi nhà
Dưa bở là loại quả bổ dưỡng, giải khát rất tốt trong mùa hè nóng bức và còn nhiều công dụng rất tốt cho sức khỏe.

Tìm hiểu triệu chứng và cách chữa ngón tay gãy bút chì
Ngón tay bị gãy bút chì là do chấn thương ở khớp giữa ngón tay, nơi có thể gập cong. Khớp này gọi được là khớp nối liên vị gần (PIP).

Những loài hoa đẹp có chất kịch độc chết người
Mặc dù khoác lên mình những màu sắc rực rỡ và vẻ đẹp quyến rũ lòng người, nhưng nhiều loài hoa lại chứa những chất kịch độc có thể gây chết người.
