Bệnh nhân dễ chết nếu được phẫu thuật vào ban đêm
Y bác sĩ mệt mỏi và thiếu hụt nhân sự, các ca phẫu thuật vào ban đêm dễ gây chết người hơn 2 lần so với các ca phẫu thuật vào ban ngày.
Phẫu thuật vào ban đêm nhiều rủi ro bởi hàng loạt nguyên nhân khác nhau. (Ảnh: Techly).
Kết luận được các nhà khoa học thuộc Đại học McGill (Canada) rút ra từ nghiên cứu dựa trên tỷ lệ sống sót sau 30 ngày của bệnh nhân tại Bệnh viện Đa khoa Do Thái Montreal. Theo WebMD, nhóm tác giả đã xem xét dữ liệu của 41.716 ca phẫu thuật cấp cứu từ tháng 4/2010 đến tháng 3/2015. Giờ phẫu thuật được chia thành ban ngày (từ 7h30 đến 15h29), ban tối (từ 15h30 đến 23h29) và ban đêm (từ 23h30 đến 7h29).
Các nhà khoa học phát hiện bệnh nhân được phẫu thuật vào ban đêm dễ tử vong hơn 2,17 lần so với bệnh nhân được phẫu thuật vào ban ngày. Bên cạnh đó, nguy cơ ra đi của người lên bàn mổ lúc cuối ngày cũng cao hơn 1,43 lần so với những ai được can thiệp sớm hơn.
Công trình nhận định phẫu thuật vào ban đêm nhiều rủi ro bởi hàng loạt nguyên nhân khác nhau, ví dụ như sự mệt mỏi của đội ngũ y bác sĩ, thiếu hụt nhân lực và chữa trị chậm trễ. "Phân tích các yếu tố giúp tìm ra lý do tỷ lệ tử vong tăng vào buổi đêm, từ đó đưa ra cách hành động để hạn chế tình trạng này", tiến sĩ Ning Nan Wang thuộc nhóm tác giả phát biểu tại Hội nghị Bác sĩ Gây mê Quốc tế Hong Kong.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?
Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu
Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.
