Bệnh nhân ung thư hạch Hodgkin đầu tiên được điều trị miễn dịch thành công, sống khỏe mạnh

Đó là một cháu bé 16 tuổi, được chẩn đoán ung thư hạch Hodgkin, sau khi được phẫu thuật, xạ trị, hóa chất nhưng bệnh vẫn tiến triển, các bác sĩ đã áp dụng điều trị miễn dịch cho bệnh nhi và đem lại kết quả tốt. Được biết hiện nay, bệnh nhân vẫn sống khỏe mạnh.

GS.TS Mai Trọng Khoa - Nguyên Phó Giám đốc BV Bạch Mai cho biết, Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu trong đó có Đơn vị gen trị liệu của BV đã được đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại để phục vụ cho việc chẩn đoán, điều trị bằng công nghệ gene, tế bào gốc - đặc biệt trong lĩnh vực ung thư được các nhà khoa học và người dân rất quan tâm.

Theo GS. Khoa, riêng về điều trị ung thư, Việt Nam đã tiệm cận với các quốc gia trên thế giới với rất nhiều kỹ thuật hiện đại được ứng dụng. Chẳng hạn, nếu như tháng 3/2017, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) chấp thuận cho phép sử dụng thuốc điều trị miễn dịch cho bệnh Hodgkin; thì chỉ sau 2 tháng, đến tháng 5/2017, điều trị miễn dịch đã được các bác sĩ của Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu áp dụng cho bệnh nhân ung thư đầu tiên.

Đó là một cháu bé 16 tuổi, được chẩn đoán ung thư hạch Hodgkin, sau khi được phẫu thuật, xạ trị, hóa chất nhưng bệnh nhân vẫn tiến triển, các bác sĩ đã áp dụng điều trị miễn dịch cho bệnh nhi và đem lại kết quả tốt. Được biết hiện nay, bệnh nhân vẫn sống khỏe mạnh - GS. Khoa nói.


Các bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân tại Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, BV Bạch Mai.

Chuyên gia ung bướu cũng cho biết thêm, qua quá trình theo dõi việc ứng dụng phương pháp điều trị miễn dịch cho bệnh nhân ung thư tại BV Bạch Mai đã cho kết quả đáp ứng tốt. Tuy nhiên, GS. Khoa cũng nhấn mạnh, việc điều trị ung bướu vẫn phải dựa theo nguyên tắc: Điều trị phối hợp nhiều phương pháp, bao gồm phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, nội tiết, điều trị đích, điều trị miễn dịch sinh học.

Tiến bộ mới nhất về công nghệ và nghiên cứu lâm sàng trong y học chính xác

Trong hai ngày 19 và 20/8/2019, BV Bạch Mai đã tổ chức Hội nghị quốc tế Transmed lần thứ 4 về những tiến bộ công nghệ và nghiên cứu lâm sàng trong Y học chính xác.

Sự kiện thu hút trên 30 chuyên gia hàng đầu quốc tế và trên 500 đại biểu là các thầy thuốc, nhà nghiên cứu về ung thư, sinh học phân tử, tế bào gốc,… đến từ các tỉnh, thành phố, các đơn vị y tế trong cả nước với 40 báo cáo khoa học mang tính chuyên sâu, cập nhật những tiến bộ mới nhất trên thế giới trong lĩnh vực chẩn đoán, điều trị ung thư như: Điều trị miễn dịch, Trí tuệ nhân tạo trong Y học, Nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc, tế bào iPS, Gen trị liệu và công nghệ CRISPR/Cas9 và Thực hành lâm sàng điều trị miễn dịch ung thư.


PGS.TS Nguyễn Quốc Anh phát biểu khai mạc hội nghị.

PGS.TS Nguyễn Quốc Anh – Giám đốc BV Bạch Mai cho biết, hội nghị quốc tế Transmed được tổ chức hàng năm tại Việt Nam với mục tiêu cập nhật các tiến bộ, công nghệ mới và các thành tựu toàn cầu trong lĩnh vực gen, tế bào gốc. Hội nghị cũng tập trung vào việc thúc đẩy nâng cao năng lực, hợp tác nghiên cứu quốc tế với các bệnh viện và phát triển sự nghiệp cho thế hệ khoa học trẻ.

Bên cạnh đó, đây cũng là nơi để các nhà quản lý bệnh viện, các chuyên gia trong lĩnh vực điều trị, nghiên cứu tại các bệnh viện, trung tâm nghiên cứu, Viện, Trường đại học có cơ hội gặp gỡ, trao đổi thông tin và chia sẻ kinh nghiệm về tiến bộ mới trong công nghệ gen và tế bào gốc, hiệu quả và ứng dụng trong chẩn đoán và điều trị ung thư. Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân ung thư.

Theo các chuyên gia, y học chính xác là một cách tiếp cận mới trong điều trị phòng ngừa và điều trị bệnh có tính đến sự thay đổi của từng cá nhân về gene, môi trường và lối sống. Cách tiếp cận này sẽ cho phép các bác sĩ có chiến lược điều trị và phòng ngừa bệnh cho từng đối tượng người bệnh.

Y học chính xác phát triển không những phục vụ tốt cho chẩn đoán và điều trị mà còn chuyển các chiến lược chăm sóc sức khỏe từ chữa trị bệnh sang tập trung vào đánh giá sức khỏe và chủ động quản lý rủi ro bệnh tật và lên kế hoạch phòng ngừa. Người bệnh được hưởng lợi với kết quả khám chữa bệnh được tối ưu hóa dựa vào bộ gene và đồng thời là nguồn dữ liệu cho phép hệ thống y học chính xác thu thập dữ liệu.

Các ứng dụng của y học chính xác góp phần chăm sóc sức khỏe ở nhiều thời điểm trong cuộc đời của một cá nhân. Sàng lọc di truyền có thể được sử dụng trước khi thụ thai để dự đoán nguy cơ truyền các bệnh lý di truyền sang con cái...

Loading...
TIN CŨ HƠN
Dấu hiệu cảnh báo bạn bị ung thư dạ dày

Dấu hiệu cảnh báo bạn bị ung thư dạ dày

Nôn hoặc tiểu ra máu, đầy bụng sau khi ăn, khó nuốt... có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày, theo Learnaboutcancer.

Đăng ngày: 28/01/2025
Ngày 5/7: Cừu Dolly, con thú được nhân bản vô tính đầu tiên trên thế giới ra đời

Ngày 5/7: Cừu Dolly, con thú được nhân bản vô tính đầu tiên trên thế giới ra đời

Hôm nay 5/7 là kỉ niệm 20 năm ngày sinh của cừu Dolly, động vật có vú đầu tiên được nhân bản vô tính trên thế giới (5/7/1996 - 5/7/2016). Dolly được tạo ra bởi Ian Wilmut và các cộng sự tại viện Roslin (Edinburgh, Scotland), lấy giống từ cừu Dorset của Phần Lan.

Đăng ngày: 10/01/2025
Muốn tránh căn bệnh ung thư nguy hiểm thứ 2 Việt Nam, ghi nhớ thói quen ăn uống này

Muốn tránh căn bệnh ung thư nguy hiểm thứ 2 Việt Nam, ghi nhớ thói quen ăn uống này

Để phòng tránh bệnh ung thư dạ dày, các chuyên gia khuyến cáo mọi người nên bắt đầu từ chính thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Đăng ngày: 28/07/2020
Video trực quan về lá phổi đen kịt của người hút thuốc lá

Video trực quan về lá phổi đen kịt của người hút thuốc lá

Kênh truyền hình CCTV của Trung Quốc vừa phát đi một đoạn video ghi lại hình ảnh lá phổi bị tàn phá khủng khiếp do tác dụng của thuốc lá.

Đăng ngày: 25/11/2019
Cậu bé 13 tuổi phát minh ra công cụ trí tuệ nhân tạo giúp điều trị ung thư tụy

Cậu bé 13 tuổi phát minh ra công cụ trí tuệ nhân tạo giúp điều trị ung thư tụy

Cậu bé đã sáng tạo ra thuật toán mà trong đó một mô hình hóa bằng máy được sử dụng để giúp các bác sĩ tập trung vào tuyến tụy trong suốt quá trình điều trị ung thư, theo Time.

Đăng ngày: 19/09/2019
Những hiểu nhầm về ung thư: Từ

Những hiểu nhầm về ung thư: Từ "hóa chất" trong thực phẩm đến wifi

Có những điều chỉ là cường điệu về nguy cơ dẫn tới ung thư trong cuộc sống – nhưng lại ngày càng trở nên phổ biến. Đâu là sự thật và sự hư cấu?

Đăng ngày: 10/09/2019
Chuyên gia lý giải vì sao ung thư gan vọt lên vị trí đầu bảng

Chuyên gia lý giải vì sao ung thư gan vọt lên vị trí đầu bảng

Hiện ung thư gan đã vượt qua ung thư phổi, vọt vị trí số 1 về tỉ lệ mắc mới. Đây là căn bệnh gây tử vong cho khoảng hơn 25.000 người Việt mỗi năm.

Đăng ngày: 05/08/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News