Bí ẩn cá sấu màu da cam, sống trong hang, ăn thịt dơi

Không giống những con cá sấu sống ở đầm lầy, những con cá sấu màu da cam sống trong hang động này chuyên ăn dơi và thích sống cô đơn, vô cùng bí ẩn và khiến người ta khiếp sợ.

Khoảng 10 năm trước, một nhóm các nhà khoa học đã quyết định thực hiện một chuyến thám hiểm trong rừng mưa nhiệt đới Gabon ở châu Phi.

Trong một lần mạo hiểm tiến vào hang động Abanda, mò mẫm trong bóng tối và bị dơi tấn công, các nhà khoa học lần đầu chạm trán với một sinh vật đáng sợ, là con cá sấu màu da cam với đôi mắt trừng lớn.

Bí ẩn cá sấu màu da cam, sống trong hang, ăn thịt dơi

Cá sấu hiếm khi sống trong hang động và sự xuất hiện bất thình lình này đã khiến các nhà khoa học không khỏi ngạc nhiên, sửng sốt.

May mắn thay, con cá sấu này cũng bị bất ngờ như những chuyên gia nghiên cứu và nhanh chóng chạy trốn vào bóng tối.

Sau khi khám phá khoảng 600m trong hang động, các nhà nghiên cứu phát hiện ta, tổng cộng có 9 con cá sấu kỳ lạ sống trong điều kiện môi trường khắc nghiệt. Không có ánh sáng, khắp nơi đều là phân dơi và có rất ít thứ có thể ăn được.

Bí ẩn cá sấu màu da cam, sống trong hang, ăn thịt dơi

Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng, có một số con cá sấu đã bị mắc kẹt bên trong những khe hở hẹp và hố sâu, không cách nào thoát ra được.

Trong suốt 10 năm qua, các nhà nghiên cứu đã thực hiện nhiều chuyến thám hiểm đến hang động Abanda để tìm hiểu rõ hơn nguồn gốc của những cá sấu sống trong hang động và đây là những gì chúng ta biết cho đến thời điểm hiện tại.

Bí ẩn cá sấu màu da cam, sống trong hang, ăn thịt dơi

Cá sấu hang động Abanda là một loài cá sấu lùn châu Phi, phân bố ở Tây Phi và Trung Phi. Chúng là loài cá sấu nhỏ nhất thế giới với chiều dài trung bình 1,5 mét.

Chúng cũng có vài điểm khác biệt về ngoại hình với những con cá sấu sống trong rừng và đầm lầy. Cá sấu sống trong hang động có phần đầu rộng hơn, thị lực kém và lớp da màu cam kỳ lạ.

Các nhà nghiên cứu cho rằng nhiều năm ngâm mình trong phân dơi đã làm biến đổi màu da của chúng, giống như cách cơ sở thuộc da xử lý da cá sấu bằng hóa chất để tẩy trắng.

Nhưng sự khác biệt không chỉ nằm ở lớp da. Nhóm nghiên cứu phát hiện đặc trưng di truyền của chúng cũng khác với đồng loại. Điều này khiến các nhà nghiên cứu tin rằng những con cá sấu trong hang đang trải qua quá trình đột biến và dần dần biến đổi thành loài mới.

Do thay đổi kiểu này cần qua vài trăm thế hệ để tích lũy trong ADN, các nhà khoa học suy đoán chúng tách khỏi họ hàng sống ngoài trời từ vài nghìn năm trước.

Bí ẩn cá sấu màu da cam, sống trong hang, ăn thịt dơi

"Có thể đó là do sinh sản trong một quần thể rất nhỏ", Olivier Testa, một thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết. "Nếu bạn chọn ra 100 người và để họ ở chung trong 1.000 năm, họ sẽ bắt đầu đột biến bởi họ chỉ sinh sản trong quần thể của mình".

Rất khó xác định lý do, nguyên nhân tại sao những con cá sấu này lại lựa chọn sống trong hang động tối tăm và khắc nghiệt. Có thể chúng thích ăn dơi, dế và tảo.

Thỉnh thoảng, cá sấu vị thành niên cũng rời khỏi hang động để thám hiểm thế giới bên ngoài. Thế nhưng, khi đạt tới kích thước nhất định, chúng bị mắc kẹt bên trong khe hẹp và phải trải qua phần đời còn lại trong bóng tối, ăn dơi và bơi trong phân dơi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chim ó quắp cá đuôi gai lao vút lên trời

Chim ó quắp cá đuôi gai lao vút lên trời

Chim ó thể hiện bản lĩnh săn mồi bậc thầy khi lao vút xuống nước và bắt gọn cá đuôi gai xanh trong chớp mắt.

Đăng ngày: 08/02/2019
Độc đáo chim hồng y có ngoại hình nửa đực, nửa cái siêu hiếm

Độc đáo chim hồng y có ngoại hình nửa đực, nửa cái siêu hiếm

Một cặp vợ chồng tại Pennsylvania (Mỹ) vừa phát hiện một con chim hồng y cực hiếm xuất hiện trong vườn nhà mình.

Đăng ngày: 07/02/2019
Chim bố

Chim bố "bế" đàn con đi bộ qua đầm nước

Nhiếp ảnh gia Sally Corte đến từ Queensland, Australia chụp ảnh chim lội nước Jacana và hành vi chăm con độc đáo của loài chim này, Science Alert đưa tin.

Đăng ngày: 04/02/2019
Gấu trúc đã từng ăn thịt trước khi… “ăn chay”

Gấu trúc đã từng ăn thịt trước khi… “ăn chay”

Ai cũng biết rằng món khoái khẩu nhất của loài gấu trúc chủ yếu là tre. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã phát hiện ra những căn cứ cho thấy trước đây loài này từng ăn thịt.

Đăng ngày: 04/02/2019
Kỳ lạ gà trống đẻ trứng ngày cận Tết

Kỳ lạ gà trống đẻ trứng ngày cận Tết

Khi kiểm tra chuồng, một phụ nữ ở tỉnh Kon Tum bất ngờ phát hiện chú gà trống đầu đàn, đã nuôi nhiều năm.. đẻ trứng.

Đăng ngày: 04/02/2019
Năm Hợi bàn chuyện lạ về heo

Năm Hợi bàn chuyện lạ về heo

Heo đột biến gene, heo có kích thước khổng lồ, heo thích chụp ảnh... là những câu chuyện thú vị về con heo nhân năm mới Kỷ Hợi 2019.

Đăng ngày: 03/02/2019
Kỳ thú loài chồn nhất định phải

Kỳ thú loài chồn nhất định phải "quan hệ", không sẽ chết

Chồn sương, hay còn gọi là chồn Ferret. Với loài chồn này, đến mùa động dục, những con cái nhất định phải có “chồng”, nếu không được quan hệ, chúng sẽ chết trong đau đớn và sưng tấy.

Đăng ngày: 02/02/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News