Bí ẩn chim cánh cụt biến mất mùa đông

Các nhà khoa học New Zealand đang bắt tay vào việc nghiên cứu để tìm ra lời giải của một trong các bí ẩn lớn của tự nhiên: sự biến mất của một giống chim cánh cụt vào mỗi mùa đông.

>>> Tiết lộ gây sốc về đời sống tình dục của chim cánh cụt

Theo Tân Hoa xã, các nhà khoa học thuộc Viện Nghiên cứu khí quyển và nước (NIWA) của New Zealand, dưới sự tài trợ của tạp chí National Geographic (Mỹ), sẽ nghiên cứu nơi chim cánh cụt rockhopper (giống chim cánh cụt nhỏ ở Nam cực, New Zealand và đảo Falkland) biến mất khi mùa đông đến.


Chim cánh cụt rockhopper - (Ảnh: arkive.org)

Theo kế hoạch, nhóm này sẽ tới nơi sinh sản của giống chim này ở đảo Campbell, New Zealand để gắn 88 thẻ theo dõi thu nhỏ lên chân chim cánh cụt. Họ hi vọng dựa trên thông tin thu thập được từ các thẻ này sẽ tìm ra nơi chúng đi khi mùa đông tới, sự phân bố và sử dụng môi trường sống của chúng.

“Chúng tôi không biết chúng đi đâu vào mỗi mùa đông - nhà khoa học David Thompson thuộc NIWA nói - Tôi không nghĩ là chúng đi quá xa vì chúng không thể bay, mặc dù chúng có thể bơi nhanh”.

“Có thể mùa đông là thời kỳ quan trọng trong chu kỳ sinh sản của chúng. Để nuôi chim non, chúng cần trở lại đảo Campbell vào đầu mùa sinh sản trong tình trạng tốt”, Thompson nói thêm.

Theo thống kê của các nhà khoa học, từ năm 1942-1985, số lượng chim cánh cụt rockhopper tại Campbell giảm từ khoảng 800.000 cặp chim giống còn chỉ 51.000 cặp và việc suy giảm này vẫn tiếp diễn sau đó.

“Chúng chưa đến mức tuyệt chủng trong tương lai gần, nhưng đây là một sự suy giảm rất lớn”, Thompson nói. Ông cũng đưa giả thuyết chúng bị thiếu thức ăn dự trữ nên bị suy giảm nhanh.

Chim cánh cụt rockhopper trưởng thành có thể cao 40cm, nặng 4kg, phân biệt với các giống chim cánh cụt khác ở chỗ có đôi mắt màu đỏ và mào màu vàng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều thú vị về loài cá sấu

Những điều thú vị về loài cá sấu

Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Đăng ngày: 17/02/2025
Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Đăng ngày: 11/02/2025
Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom

Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom

Với tài ngụy trang hoàn hảo và ngoại hình xấu xí, chim potoo thường được gọi là "sứ giả địa ngục".

Đăng ngày: 10/02/2025
Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo

Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo

Đuôi mèo dựng thẳng thể hiện sự tự tin, trong khi đuôi cong như dấu hỏi là biểu hiện của sự thân thiện, còn xù đuôi có nghĩa sợ hãi.

Đăng ngày: 05/02/2025
Những loài động vật ăn thịt đồng loại đáng sợ nhất

Những loài động vật ăn thịt đồng loại đáng sợ nhất

Chắc hẳn các bạn từng xem một vài bộ phim về những kẻ ăn thịt người (Cannibal). Những câu chuyện kiểu ấy xem ra nhàm chán với mọi người, nhưng với một số loài động vật, đây không phải là trò đùa.

Đăng ngày: 04/02/2025
Loài ngựa lùn độc nhất thế giới

Loài ngựa lùn độc nhất thế giới

Ngựa lùn Shetland chỉ cao bằng một đứa trẻ nhưng có sức kéo bằng một con bò và là loài ngựa thông minh nhất hiện nay. Chúng được người dân Scltlan coi như linh vật quốc gia.

Đăng ngày: 03/02/2025
Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận

Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận

Chim đà điểu đầu mèo Australia được sách kỷ lục Guiness ghi nhận là loài chim nguy hiểm nhất thế giới. Chúng sở hữu một chiếc móng sắc như dao và một lực đá mạnh nhất trong các loài.

Đăng ngày: 03/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News