Bí ẩn cơn dông luôn xuất hiện lúc 3h chiều ở Australia

Gần như mỗi buổi chiều, từ tháng 9 năm này tới tháng 3 năm sau, một cơn dông lại xuất hiện và gây ra mưa lớn ở quần đảo Tiwi, phía bắc Australia. Nó xảy ra thường xuyên và chuẩn giờ.

Theo CNN và Guardian, đám mây dông luôn xuất hiện vào lúc 3h chiều. Nó được đặt tên là Hector hay Hector the Convector.


Hình dáng đám mây Hector luôn khác nhau. (Ảnh: Guardian).

Trong Thế chiến II, một số phi công và thủy thủ đã sử dụng vị trí của đám mây dông như một loại đèn hiệu điều hướng, vì họ có thể nhìn thấy nó từ rất xa và dễ nhận ra bởi hình dạng khác thường. Nó có thể cao tới 20km và nhìn thấy được từ Darwin, một thành phố cách quần đảo Tiwi 100km.

Quần đảo Tiwi hình nón đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành cơn dông mỗi ngày.

Hector được hình thành chủ yếu do sự va chạm của một số ranh giới gió biển trên quần đảo Tiwi. Ian Shepherd, nhà khí tượng học cao cấp tại Cục Khí tượng Australia nói: "Gió mậu dịch đông nam kéo dài từ rìa cận nhiệt đới tới phía nam thường sẽ ngăn chặn các hoạt động dông bão trên phần lớn Lãnh thổ phía Bắc vào cuối mùa khô (tháng 9) và vào đầu mùa mưa (tháng 10 và 11), khiến Hector trở nên nổi bật, mang nét riêng biệt trên đường chân trời Darwin".

"Kích thước, hình dáng và vị trí của quần đảo Tiwi khiến nó trở thành một địa điểm hoàn hảo để Hector hình thành", Ben Domensino - nhà khí tượng học của Weatherzone cho biết. "Gió biển hình thành trên quần đảo từ mọi phía và gặp nhau ở chính giữa... Bầu không khí nhiệt đới luôn là điều kiện thích hợp để cơn dông hình thành trong mùa mưa".


Đám mây Hector không phải lúc nào cũng xuất hiện với cùng một hình dạng. (Ảnh: Guardian).

Hector xảy ra phổ biến trong tháng 9 tới tháng 12 và trong mùa mưa từ tháng 1 tới tháng 3. Đôi khi, nó xảy ra vào tháng 4 nếu nhiệt độ vẫn đủ ấm.

Hector không phải lúc nào cũng xuất hiện với cùng một hình dạng. Nó giải phóng lượng mưa khác nhau, tùy thuộc vào độ ẩm của không khí. Đôi khi nó tạo thành hai đám mây. Đó là lý do tại sao Hector có nhiều người hâm mộ tới vậy.

Hector là hệ thống thời tiết được nghiên cứu nhiều nhất trên thế giới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Trái đất vừa rơi vào

Trái đất vừa rơi vào "vùng nguy hiểm" chưa từng có trong 2 triệu năm

Một báo cáo sốc vừa được công bố bởi hội đồng tư vấn đặc biệt của Liên Hiệp Quốc, trong đó cảnh báo một loạt thảm họa đang đe dọa Trái đất, bao gồm "đại hồng thủy" trăm năm có một sẽ trở lại mỗi năm.

Đăng ngày: 15/05/2025
Đặc điểm nổi bật của khí hậu châu Phi là gì?

Đặc điểm nổi bật của khí hậu châu Phi là gì?

Nhắc đến châu Phi là nhắm đến châu lục với nhiệt độ nóng bức quanh năm. Một châu lục với nhiều điều kiện phát triển kinh tế khó khăn, lạc hậu.

Đăng ngày: 15/05/2025
“Quái vật lửa” khủng khiếp nhất trồi lên từ 100km dưới lòng đất

“Quái vật lửa” khủng khiếp nhất trồi lên từ 100km dưới lòng đất

Quái vật lửa Kilauea - ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - không có nguồn gốc thông thường mà là một quái vật từ thế giới ngầm sâu trong lòng Trái Đất, nghiên cứu mới từ Úc chứng minh.

Đăng ngày: 13/05/2025
Hậu quả những vệt trắng do máy bay để lại trên trời

Hậu quả những vệt trắng do máy bay để lại trên trời

Những vệt trắng do quá trình bay để lại trên bầu trời sẽ khiến tình trạng ấm lên toàn cầu của thế giới tăng gấp 3 lần vào năm 2050.

Đăng ngày: 13/05/2025
Dải hội tụ nhiệt đới là gì? Việt Nam có chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới hay không?

Dải hội tụ nhiệt đới là gì? Việt Nam có chịu ảnh hưởng của dải hội tụ nhiệt đới hay không?

Dải hội tụ nhiệt đới là dải thời tiết xấu, hình thành do sự hội tụ của tín phong hai bán cầu.

Đăng ngày: 10/05/2025
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 09/05/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News