Bí ẩn cột đá “Tiễn quỷ” ở Anh

Tại trung tâm hạt Yorkshire (Anh) xuất hiện sừng sững 3 cột đá thẳng đứng, cao lần lượt 5,5 – 6,7 và 6,8m. Chúng xếp thành một hàng, dọc theo hướng Đông Nam – Tây Bắc.

Từ năm 1709, Anh đã tích cực khai quật và lý giải các cột đá này. Đến nay, họ vẫn chưa làm sáng tỏ được bất cứ điều gì.

Mũi tên của quỷ


Hàng tiễn quỷ với 3 cột đá dựng đứng, cao sừng sững.

Theo tư liệu từ Anh, 3 cột đá ở Yorkshire có khả năng là phần còn lại của một hàng gồm 4 - 5 cột đá. Nó nằm gần thị trấn Aldborough, Yorkshire, cách đường cao tốc A1 chưa tới 200m.

Niên đại của 3 trụ đá này khá xa, thuộc thời kỳ đồ đá mới hoặc đồ đồng (khoảng năm 1200 TCN). Đây là bộ đá đứng cao nhất ở Anh quốc, được người dân địa phương gọi bằng nhiều cái tên. Ví dụ như Chốt quỷ (Devil’s Bolts), Ba chị em (Three Sisters), Ba con chó săn (Three Greyhounds)... nhưng phổ biến nhất vẫn là Tiễn quỷ (The Devil’s Arrows).

Thần thoại thế kỷ XVII Yorkshire kể rằng, có một cư dân ở Aldborough đã chọc giận ác quỷ. Trong lúc nổi máu điên, con quỷ nhổ các trụ đá to dài trong làng How Hilltop gần kề làm mũi tên, phóng vào Aldborough. Nhờ thiên thần nhanh tay ngăn cản (hoặc ác quỷ nhắm không chuẩn), mũi tên đá trật mục tiêu, rơi xuống cắm thành hàng rìa Aldborough.

Tiễn quỷ thứ nhất cao hơn 6,8m so với mặt đất, lừng danh trụ đá đứng cao thứ 2 ở Anh (xếp sau trụ đá cao 8m ở Rudston). Nó có tiết diện 1,4 x 1,2m, đứng trên vạt đất trống trải mọc cỏ dại.

Tiễn quỷ thứ 2 cách xa 110m, cao 6,7m, tiết diện 1,5 x 1,2m và hơi nghiêng về phía Nam.

Tiễn quỷ thứ 3 tiếp tục cách 60m, cao 5,5m, tiết diện 2,6 x 1,4m.

Người dân Yorkshire cũng đồn đại, nếu đi quanh tiễn quỷ ngược chiều kim đồng hồ 12 vòng, ma quỷ sẽ hiện hình. Có lẽ, mê tín này xuất hiện vào thời trung cổ, trong khoảng thời gian Cơ đốc giáo loại trừ ngoại giáo. Nhà thờ cố ý liên kết các cột đá kỳ lạ ở Aldborough với Satan, xem như quỷ môn quan.

Khai quật


Dấu tích rãnh và vết lõm trên thân tiễn quỷ có thể do con người, cũng có thể do phong hóa.

Theo ghi chép sử của Anh, năm 1709, Yorkshire tiến hành đợt khai quật tiễn quỷ đầu tiên. Họ vạch đường bao cách cột đá đứng giữa 2,7m, đào sâu xuống lòng đất.

Ở 1,5m dưới mặt đất, người ta phát hiện có rất nhiều đá, sỏi, đất sét lèn quanh cột đá. Bên dưới lớp hỗn độn này lộ chân cột đá là phiến phẳng vuông vức. Có vẻ như, cột đá được đẽo gọt, tạo đế và mài nhẵn rồi mới chôn chân, gia cố bằng đá vụn và lấp đất lên trên cùng.

Năm 1876 và 1881, Yorkshire lần lượt khai quật chân 2 tiễn quỷ còn lại. Họ phát hiện, chúng đều được “trồng” cùng cách với cột đứng giữa. Trong đó, cột thấp chôn nông hơn (1,4m) và cột cao chôn sâu hơn (1,8m).

Cả 3 tiễn quỷ cùng một loại đá mạt chuyên làm cối xay (millstone grit). Ở Anh, đây là dạng đá phổ biến, nhưng đặc biệt không sẵn có tại Aldborough. Trải qua thời gian, các tiễn quỷ đều bị thời tiết bào mòn. Tuy nhiên, chúng vẫn giữ được dấu vết tạo hình ban đầu. Đó là các rãnh dọc, sâu kéo dài từ đỉnh xuống và vết lõm bao quanh thân.

Nhận định khác cho rằng, các rãnh dọc và vết lõm do nhiên tạo. Đá mạt cối xay không quá bền cứng. Nó hoàn toàn có thể bị phong hóa nặng do mưa gió, hình thành những dấu tích như thể có bàn tay con người can thiệp.

Cột đá thứ 4

Nhiều người cho rằng, hàng tiễn quỷ ở Aldborough phải có 4 cột đá. Họ trích dẫn báo cáo của nhà thám hiểm trung đại John Leland, viết trong khoảng thập niên 1530. Leland ghi rõ ràng, có 4 cột đá xếp thành 1 hàng.

Khoảng 30 năm sau, nhà thám hiểm trung đại khác là William Camden báo cáo, cột đá thứ 4 đã bị những kẻ săn lùng kho báu đào phá. Họ tưởng bên dưới các tiễn quỷ giấu vàng bạc, nên đã đốn ngã và bới tung 1 cột tìm thử.

Có khá nhiều suy đoán về số phận của tiễn quỷ thứ 4. Một số người nhận định, khi xây dựng cầu bắc qua sông Tutt, cư dân ở Aldborough đã tận dụng nó làm vật liệu. Vài khu vườn địa phương cũng tuyên bố, họ đang giữ tàn tích của tiễn quỷ này. Một chủ trang viên ở Aldborough lại khẳng định, cột đá thứ 4 đang ngủ sâu dưới lòng đất của họ.

Dân gian Yorkshire lưu truyền, hàng tiễn quỷ bao gồm 5 cột đá trở lên. Nếu họ đúng, không gian của tiễn quỷ sẽ cực rộng. Thẳng hướng Tây Bắc theo hàng tiễn quỷ Aldborough dẫn tới sông Ure. Rất có khả năng, các cột đá là 1 phần của cảnh quan nghi lễ thời tiền sử khổng lồ trên thung lũng sông này.

Quay trở lại với 3 tiễn quỷ Aldborough, khảo cổ Anh vẫn hoài nghi. Họ không biết chúng được “trồng” vào lúc nào, do ai và vì mục đích gì.

Hiện, có 2 giả thuyết khá hợp lý về tiễn quỷ Aldborough:

Phá dỡ trần nhà, nhóm người "choáng ngợp" trước những gì mình thấy bên trên!

Lạ đời cây gỗ bán giá gần 9.000 tỷ nhưng cho giống không ai muốn trồng

Nơi khác trong Hệ Mặt trời từng có "áo giáp sự sống" như Trái đất

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất