Lạ đời cây gỗ bán giá gần 9.000 tỷ nhưng cho giống không ai muốn trồng

Vào ngày 5 tháng 7 năm 2021, tại Quý Châu, Trung Quốc, một cây gỗ Kim tơ nam mộc được rao bán với giá 2,5 tỷ NDT (gần 9.000 tỷ VND) đã thu hút sự quan tâm lớn của đông đảo cư dân mạng xã hội. Với mức giá "khủng" này, nhiều người vui đùa rằng, người bán có thể dùng cái cây này để mua nhà ở Bắc Kinh. Qua đây chúng ta có thể thấy, gỗ Kim tơ nam mộc quả thực vô cùng đắt giá.

Vì sao Kim tơ nam mộc được bán với giá khủng?

Sở dĩ gỗ Kim tơ nam mộc có giá trị cao là bởi trước đó nó được sử dụng độc quyền bởi hoàng gia. Gỗ Kim tơ nam mộc được đưa vào sử dụng trong hoàng cung lần đầu là từ thời nhà Nguyên. Khi đó, hoàng đế nhà Nguyên muốn tìm 1 loại gỗ phù hợp với khí chất cao quý, tao nhã của hoàng tộc nên đã lệnh cho người đi tìm.

Lạ đời cây gỗ bán giá gần 9.000 tỷ nhưng cho giống không ai muốn trồng
Kim tơ nam mộc có màu sắc vàng óng nên rất được hoàng gia ưa chuộng. (Ảnh: Baidu)

Gỗ Kim tơ nam mộc với màu sắc vàng óng ánh đã được chọn. Nó khác với các loại Nam Mộc thông thường ở chỗ vân gỗ chiếu dưới ánh nắng hiện lên như những sợi tơ vàng óng ánh, lấp lánh và có mùi hương thanh nhã thoang thoảng. Hơn nữa, những sợi tơ vàng trong thớ gỗ được hình thành tự nhiên không hề đơn giản. Thực chất, những sợi tơ vàng này được tạo thành do dịch tế bào của cây bị oxi hóa sau 1 thời gian dài và tụ lại trong các khe hở của thớ gỗ.

Sau khi được đánh bóng bề mặt, khi được đưa ra ngoài ánh nắng, gỗ Kim Tơ Nam mộc tỏa ra ánh vàng lấp lánh, tơ vàng hiện rõ. Loại gỗ này còn có mùi hương thanh nhã, nước không thấm, không bị mối mọt, càng không mục ruỗng.

Lạ đời cây gỗ bán giá gần 9.000 tỷ nhưng cho giống không ai muốn trồng
Những cây Kim tơ nam mộc âm trầm càng có giá trị cao. (Ảnh: Baidu)

Đặc biệt, nếu chúng là những cây Kim tơ nam mộc âm trầm thì giá trị lại càng cao. Bởi đây là loại gỗ phát sinh biến dị tự nhiên từ 2.000 cho tới hàng vạn năm trước do bị lũ lụt, động đất cuốn trôi. Sau đó bị chôn vùi dưới bùn và dưới tác động của vi khuẩn vi sinh vật trong điều kiện thiếu oxy, áp suất cao mà các bon hóa lâu ngày thành "than hóa mộc". Tuy nhiên, loại gỗ này rất khó kiếm nên vua chúa ngày xưa thường chỉ dùng Kim tơ nam mộc.

Kể từ đó, gỗ Kim tơ nam mộc được đưa vào sử dụng độc quyền trong hoàng cung. Thời nhà Minh chính là thời điểm gỗ Kim tơ nam mộc được ưa chuộng nhất và dùng nhiều nhất. Từ cung điện, lăng tẩm cho tới bàn ghế, giường ngủ trong hoàng cung đều được làm từ loại gỗ này.

Những sợi tơ ánh vàng là lý do khiến Kim tơ nam mộc nổi tiếng nhưng nguyên nhân trực tiếp tạo ra mức giá "khủng" của loại gỗ này chính là ở chi phí vận chuyển. Ở thời phong kiến, các phương tiện vận chuyển không phát triển như thời hiện đại, để chuyển được những cây gỗ lớn như vậy ra khỏi núi sâu, từ nam ra bắc thì riêng chi phí vận chuyển đã có thể lên tới hàng chục nghìn lượng bạc rồi.

Lạ đời cây gỗ bán giá gần 9.000 tỷ nhưng cho giống không ai muốn trồng
Kim tơ nam mộc thường được dùng để làm các vật dụng trong cung đình. (Ảnh: Baidu)

Tuy nhiên do nhu cầu của triều đình quá lớn, điển hình vào thời của Minh Thành Tổ, hoàng đế đã cử các quan đại thần đi khắp các vùng phía Nam của Trung Hoa để tìm Kim tơ nam mộc. Kết quả là, gần như Kim tơ nam mộc của Trung Hoa lúc bấy giờ bị tuyệt chủng do bị khai thác quá mức. Do đó, giá của loại gỗ này đã tăng đột biến từ đây.

Vì sao Kim tơ nam mộc có giá trên trời nhưng không ai muốn trồng?

Kỳ lạ thay, Kim tơ nam mộc có mức giá vô cùng cao nhưng hiện nay dù công nghệ khoa học đã phát triển nhưng vẫn có rất ít người trồng loại cây này, vì sao vậy? Có vài nguyên nhân có thể lý giải như sau:

Lạ đời cây gỗ bán giá gần 9.000 tỷ nhưng cho giống không ai muốn trồng
Dù có giá trị cao nhưng Kim tơ nam mộc không được trồng phổ biến. (Ảnh: Baidu)

Thứ nhất, sản lượng của gỗ Kim tơ nam mộc không cao, thành phẩm có chất lượng hảo hạng rất hiếm nên loại gỗ này đã trở thành đối tượng săn lùng của những người có tiền.

Nguyên nhân là do các cây gỗ Kim tơ nam mộc cần điều kiện sống rất khắt khe. Cây nam mộc phải sống ở nơi có nhiệt độ không quá nóng, không quá lạnh, độ ẩm và nhiệt độ phải rất lý tưởng. Vì thế, các cây gỗ nam mộc không thể trồng đại trà, chúng thường chỉ được trồng ở một số vùng phía Nam Trung Quốc.

Thứ hai, chu kì sinh trưởng của một cây nam mộc rất dài. Tốc độ phát triển của chúng cũng chậm. Một cây gỗ nam mộc cần tối thiểu 50 năm mới có thể đưa vào làm nguyên liệu sản xuất. Muốn thân gỗ có lượng tơ vàng từ 80% trở lên, chúng cần thêm 50 năm phát triển nữa. Do đó, để trồng được 1 cây gỗ Kim tơ nam mộc có chất lượng tốt cần mất tới 100 năm.

Lạ đời cây gỗ bán giá gần 9.000 tỷ nhưng cho giống không ai muốn trồng
Một phần nguyên nhân là do sản lượng của loại gỗ này không cao, thời gian sinh trưởng quá lâu nên không được ưa chuộng nữa. (Ảnh: Baidu)

Điều này dẫn tới hệ quả là chi phí trồng 1 cây Kim tơ nam mộc rất cao, tốn nhiều công sức mà vốn thu hồi quá chậm. Hơn nữa, không ai dám chắc trong 100 năm này có thể có chuyện gì xảy ra hay không nên việc canh tác thương mại của loại gỗ này gần như là không thể.

Thứ ba, cây Kim tơ nam mộc đã được chính phủ liệt vào danh sách các loài thực vật được bảo vệ cấp quốc gia. Vì vậy, loại cây này chỉ có thể trồng chứ không thể chặt.

Thứ tư, nhiều người Trung Quốc còn quan niệm rằng, Kim tơ nam mộc trước đó từng được hoàng gia sử dụng làm quan tài thì đồng nghĩa loại gỗ này nhiều khí âm. Họ còn cho rằng loại gỗ này mang tới những điều không tốt nên ngày nay Kim tơ nam mộc không còn được ưa chuộng như trước.

Ngoài ra, Kim tơ nam mộc tuy là loại gỗ quý, không bị biến dạng, không dễ bị ăn mòn nhưng mức giá quá cao nên nhiều người không muốn chọn chúng làm đồ nội thất. Quả thực, với mức giá trên trời như vậy, người dùng hoàn toàn có thể lựa chọn những vật liệu khác với chất lượng tương đương nhưng giá thành mềm hơn nhiều.

Bên cạnh đó, trên thị trường buôn bán gỗ đã xảy ra rất nhiều trường hợp người mua bị lừa vì mua nhầm gỗ được làm giả thành Kim tơ nam mộc. Cũng vì những lý do này, Kim tơ nam mộc dần mất đi danh tiếng và nay dù giá trị rất cao nhưng cũng rất ít người chọn sử dụng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Xương rồng xâm lấn đất nông nghiệp tại Kenya

Xương rồng xâm lấn đất nông nghiệp tại Kenya

Các nhà chức trách Kenya đang chật vật tìm giải pháp ngăn xương rồng Opuntia xâm chiếm đất nông nghiệp ở miền bắc nước này.

Đăng ngày: 13/01/2022
Giải mã bí ẩn loại cây hễ kết trái là xảy ra thảm họa ở Trung Quốc, Ấn Độ: Mọc đầy tại Việt Nam

Giải mã bí ẩn loại cây hễ kết trái là xảy ra thảm họa ở Trung Quốc, Ấn Độ: Mọc đầy tại Việt Nam

Đó là loại cây gì mà lại gắn với lời đồn về khả năng gây ra thảm họa khiến người xưa khiếp sợ như vậy?

Đăng ngày: 09/01/2022
Leonardo DiCaprio được đặt tên cho một loại cây sau khi cứu khu rừng

Leonardo DiCaprio được đặt tên cho một loại cây sau khi cứu khu rừng

Một loài cây nhiệt đới mới được đặt theo tên của Leonardo DiCaprio để ghi nhận nỗ lực của nam diễn viên trong chiến dịch cứu khu rừng nhiệt đới nơi loài cây này được tìm thấy.

Đăng ngày: 08/01/2022
Người Trung Quốc thừa nhận, sản vật Việt Nam chất lượng cao, đến Càn Long, Từ Hi còn mê mẩn

Người Trung Quốc thừa nhận, sản vật Việt Nam chất lượng cao, đến Càn Long, Từ Hi còn mê mẩn

Sản vật của Việt Nam được đánh giá có chất lượng tốt nhất thế giới và có tác dụng " trẻ mãi không già".

Đăng ngày: 06/01/2022
Nổi gai ốc với chàng trai

Nổi gai ốc với chàng trai "người ong": 60.000 con "làm tổ" trên mặt vẫn không hề hấn gì

Được người địa phương gọi với biệt danh “bậc thầy thiên nhiên”, người thanh niên này đã coi những con ong là bạn thân của mình.

Đăng ngày: 01/01/2022
Israel phát triển phương pháp thu hoạch dòng điện từ rong biển

Israel phát triển phương pháp thu hoạch dòng điện từ rong biển

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng loài rong biển Ulva, thường được gọi là rau diếp biển, làm nguồn quang hợp mới cho dòng điện, tạo ra các phân tử truyền electron đến một điện cực.

Đăng ngày: 31/12/2021
Tảo có thể tồn tại trong môi trường giống sao Hỏa

Tảo có thể tồn tại trong môi trường giống sao Hỏa

Nghiên cứu mới về tảo làm dấy lên hy vọng về tương lai mà nhân loại có thể biến sao Hỏa cằn cỗi thành hành tinh xanh như Trái Đất.

Đăng ngày: 31/12/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News