Khi sức mạnh tình thân lớn hơn nỗi sợ kẻ săn mồi quỷ quyệt nhất tự nhiên hoang dã
Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh, gì chứ đụng đến gia đình, con cái thì loài động vật nào cũng dám đứng lên để đấu tranh, bảo vệ cho dù gặp phải kẻ địch đáng sợ đến như thế nào.
Trong số các loài động vật săn mồi đơn độc ở châu Phi, báo hoa mai (leopard) có lẽ là loài đáng sợ nhất bởi sự tinh ranh, dẻo dai và vô cùng xảo quyệt của chúng.
Những con báo hoa mai có thể chạy hơn 60 km/h, nhảy vọt xa hơn 6 mét theo chiều ngang và nhảy cao 3 mét, có thể bổ nhào xuống con mồi từ trên cành cây.
Không chỉ có sự dẻo dai, báo hoa mai còn có tính cảnh giác phát triển hơn loài hổ, khả năng ngụy trang, ẩn mình khéo léo hơn sư tử. Trong giới thợ săn thường hay nói đùa với nhau rằng nếu một con báo hoa mai có kích thước bằng một con sư tử thì nó sẽ nguy hiểm hơn sư tử gấp 10 lần và nếu một con báo muốn giết bạn, chắc chắn bạn sẽ "chết trước cả khi ngã xuống đất".
Mang trong mình đầy đủ yếu tố trở thành "người phán xét" trong môi trường hoang dã là thế, tuy nhiên không phải lúc nào báo hoa mai cũng có thể săn mồi thành công, nhất là trong trường hợp nó gặp phải những loài động vật có động lực tinh thần lớn, giả dụ như sức mạnh của tình mẫu tử.
Lợn bướu thường biết đến là thức ăn của các loài động vật ăn thịt như sư tử, báo.
Nhiếp ảnh gia Koos Fourie, trong kỳ nghỉ dưỡng cùng gia đình tại Công viên Quốc gia Kruger, Nam Phi đã tình cờ trở thành nhân chứng cho một trong những khoảnh khắc săn mồi thất bại của báo hoa mai.
Hôm đó, cả gia đình ông Fourie đang trên đường đi du ngoạn, chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ của vùng hoang mạc châu Phi thì bắt gặp một gia đình lợn bướu (Phacochoerus africanus) đang đi dạo.
Nhưng khi đụng đến con của của lợn bướu thì lại là một câu chuyện khác.
Mặc dù là loài động vật ăn tạp thường được nhìn thấy các vùng thảo nguyên, rừng rậm châu Phi, nhưng đối với những người sống ở đất nước tiên tiến, hiện đại như Fourie thì nó lại là "của lạ", không phải lúc nào cũng có cơ hội gặp mặt trực tiếp ngoài đời.
Do đó, ông Fourie quyết định dừng lại để thực hiện một bộ ảnh về loài động vật hoang dã, có vẻ ngoài thô kệch, "xấu lạ" nhưng có phần dũng mãnh này.
Nó sẵn sàng chấp nhận hiểm nguy, tấn công kẻ săn mồi để cứu "cốt nhục" của mình.
Theo lời kể của người nhiếp ảnh gia, khi đang tập trung lấy nét để chụp con lợn lớn nhất trong đàn thì bỗng nhiên nghe thấy tiếng động ồn ào ở gần. Ban đầu còn tưởng là tiếng động của lợn con đang chơi đùa với nhau tuy nhiên âm thanh ngày càng to và réo rắt hơn đã khiến ông không thể không chú ý.
Thì ra một con báo hoa mai xuất hiện từ trong bụi rậm đã tấn công và bắt giữ một trong hai con lợn bướu nhỏ. Con lợn nhỏ vì quá sợ hãi đã cố gắng kêu lên những tiếng thất thanh để cầu cứu mẹ của nó.
Ngay sau khi nhận được tín hiệu cầu cứu, con lợn mẹ bằng tất cả sức mạnh của mình đã chạy như bay đến và húc cặp răng nanh dài và sắc nhọn của mình vào giữa ngực con báo.
Biết tiến, biết lùi mới là kẻ thức thời.
Đòn tấn công của con lợn bướu mạnh đến nỗi con báo hoa mai bị choáng váng và phải đánh văng cả con mồi mình vừa bắt được ra ngoài.
Trong cơn "sôi máu", con lợn mẹ tiếp tục truy đuổi con báo thêm một đoạn đường dài nữa rồi mới chịu buông tha và quay trở lại kéo những đứa con của mình đi chỗ khác.

10 con vật biết nói
Tinh tinh lùn biết khen khi ăn ngon, cá heo biết xưng tên hay voi biết tiếng Hàn Quốc là những điều các nhà khoa học đang chú tâm nghiên cứu để chứng minh động vật cũng có ngôn ngữ riêng.

10 loài thủy quái của sông Amazon
Cá Pacu là loài sinh vật có hàm răng giống người. Không giống những loài sinh vật trong danh sách, cá Pacu là cá ăn tạp, thức ăn yêu thích là hoa quả và các loại hạt.

13 sự thật về loài rùa mà ít ai biết đến
Bạn có biết rằng mai rùa cũng được làm từ xương?

Lý giải hành động kỳ lạ chó sau khi đi vệ sinh mà lâu nay ta thường hiểu sai
Mỗi khi "đi nặng", chó thường có hành vi đạp đất về phía sau. Ý nghĩa của hành động ấy là gì? Để che giấu mùi hương, hay để làm điều gì khác.

Rợn người loài sán sên khạc nhổ ăn mòn được da người
Không chỉ là loài xâm lấn đứng top 100 loài xâm lấn tồi tệ nhất trên thế giới, sán ốc sên còn gây ra những bệnh truyền nhiễm ghê rợn.

Những loài rắn độc ở Việt Nam
Việt Nam là nơi cư ngụ của gần 200 loài rắn, trong đó 53 loài rắn độc chủ yếu thuộc hai họ rắn lục và rắn hổ. Nhiều loài có nọc độc gây chết người chỉ sau thời gian ngắn.
