Phát hiện ngôi sao phóng năng lượng gấp một tỷ lần Mặt trời
Các nhà khoa học phát hiện một ngôi sao từ phun trào năng lượng dữ dội trong thiên hà NGC 253 cách xa 13 triệu năm ánh sáng.
Theo báo cáo trên tạp chí Nature vào tháng trước, vụ nổ tia gamma được đặt tên là GRB 2001415 chỉ kéo dài trong 1/10 giây nhưng giải phóng năng lượng gấp một tỷ lần Mặt Trời. Nó phát ra từ một ngôi sao từ cực mạnh trong thiên hà NGC 253 thuộc chòm sao Ngọc Phu.
Mô phỏng vụ nổ năng lượng mạnh mẽ phát ra từ một ngôi sao từ. (Ảnh: Đại học Valencia)
Khám phá này rất đặc biệt vì nó được thực hiện hoàn toàn tự động bằng trí tuệ nhân tạo (AI) thông qua một hệ thống do Phòng thí nghiệm Xử lý Hình ảnh (IPL) thuộc Đại học Valencia của Tây Ban Nha phát triển.
Sao từ là những ngôi sao neutron được từ hóa mạnh mẽ. Ngay cả khi ở trạng thái không hoạt động, chúng có thể phát sáng gấp 100.000 lần Mặt Trời của chúng ta. Trong trường hợp của ngôi sao tạo ra vụ nổ GRB 2001415, đó thực sự là một "con quái vật vũ trụ", Giáo sư Victor Reglero tại Đại học Valencia, tác giả chính của nghiên cứu, nhấn mạnh.
Nguyên nhân gây ra vụ nổ mãnh liệt này vẫn chưa được hiểu rõ, nhưng Reglero suy đoán rằng nó có thể bắt nguồn từ sự bất ổn định trong từ quyển của ngôi sao, hoặc do một loại "động đất" trong lớp vỏ của nó.
"Bất kể tác nhân kích hoạt là gì, sự kiện sẽ tạo ra sóng Alfvén trong từ quyển của ngôi sao", đồng tác giả của nghiên cứu Alberto J. Castro-Tirado cho biết thêm. Alfvén là một loại sóng từ thủy động lực cũng xuất hiện ở Mặt Trời, tương tác với nhau gây tiêu tán năng lượng
Với khoảng cách 13 triệu năm ánh sáng, GRB2001415 là vụ nổ năng lượng xa xôi nhất từng được phát hiện ở một ngôi sao từ. Khám phá này có thể giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về các vụ nổ vô tuyến nhanh - một trong những hiện tượng bí ẩn nhất trong vũ trụ.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
