Sao Thủy có thể chính là Trái đất thuở sơ khai

Khoa học vũ trụ đã có những bước tiến xa trong nhiều năm nay, đặc biệt là khi mô phỏng sự hình thành của các hành tinh, lịch sử cổ đại của hệ Mặt trời, tất cả để phục vụ cho việc tìm hiểu cách thức kiến tạo của những hành tinh trong thiên hà và liệu chúng có hỗ trợ cho sự sống ngoài hành tinh hay không.

Nguồn gốc của nhiều hành tinh vẫn còn là một bí ẩn, chẳng hạn như sao Thủy, một mô hình mô phỏng mới nhất đã tiết lộ, sự khởi đầu của sao Thủy gắn liền với sự sống thuở sơ khai của Trái đất và sao Kim.

Sao Thủy được miêu tả bằng những mỹ từ như "một tảng đá chết lặng đang nghiền ngẫm một cách vô tâm dưới ánh sáng chói lọi dữ dội của Mặt trời", nhưng việc tìm hiểu những bí ẩn xung quanh hành tinh kỳ lạ này có thể đưa chúng ta đến gần hơn với lời giải thích về Trái đất của chúng ta nhất.

Trái đất và sao Kim góp phần tạo ra sao Thủy

Sao Thủy có thể chính là Trái đất thuở sơ khai
Sao Thủy gần như là một sự "lạc lõng" với những mô hình phổ biến về các hành tinh.

Sao Thủy là một hành tinh đặc biệt vì quỹ đạo của nó gần như bị cô lập và không có hành tinh nào quay quanh nó, đồng thời vị trí của Mặt trời cũng gây ra những khó khăn cho quá trình bồi tụ hành tinh này. Sự bồi tụ có thể được hiểu là quá trình những loại hạt nhỏ và các vật thể rắn có kích thước khác nhau còn lại từ việc hình thành của một ngôi sao tập hợp lại để tạo ra hành tinh mới.

Khoa học cũng chứng minh rằng sự tồn tại của sao Thủy gần như là một sự "lạc lõng" với những mô hình phổ biến về các hành tinh. Những nghiên cứu thiên văn và khoa học vũ trụ trước đây đã nhấn mạnh rằng, nếu phần phôi hành tinh khổng lồ hình thành sớm trong phần gần với đĩa khí Mặt trời nhất thì chúng sẽ có xu hướng di chuyển ra ngoài nhanh hơn.

Nói rõ hơn, các thiên thể hành tinh lớn mà chúng ta nhìn thấy bên ngoài hệ Mặt trời thường sẽ xu thế quay quanh các ngôi sao ở gần chúng, nhưng đối với sao Thủy, nó có thể đã thoát ra ngoài vị trí gần Mặt trời ban đầu. "Sự di chuyển này cũng có thể đã định hình lại mật độ bề mặt của các vật chất và tạo nên những điều kiện để thúc đẩy cho việc tạo ra các hành tinh giống với sao Thủy".

Với những hành tinh lớn hơn Trái đất, gọi là siêu Trái đất hoặc Hải Vương tinh hình thành trong quỹ đạo các ngôi sao và sau đó đi ra ngoài quỹ đạo, có thể chúng cũng đã kéo theo những vật chất để hình thành các hành tinh tương tự như sao Thủy. Các nhà khoa học ở phòng thí nghiệm Trái đất và Hành tinh của Viện Carnegie và Laboratoire d'Astrophysique de Bordeaux của Pháp, thuộc Đại học Bordeaux, cho rằng đây là cách mô tả tốt nhất về việc hình thành sao Thủy, và nhiệt lượng tỏa ra từ sao Thủy ảnh hưởng rất lớn đến Trái đất và sao Kim. Các nhà khoa học cho rằng: "có vẻ những hạt nhân tiền thân của Trái đất và sao Kim hình thành gần Mặt trời hơn, tạo ra vùng kiến tạo ra sao Thủy khi di chuyển theo quỹ đạo mới của chúng".

Những ngôi sao giống Mặt trời với các hành tinh như sao Thủy có thể có sự sống quanh nó
Theo những mô phỏng chắc chắn về sự hình thành ban đầu của hệ Mặt trời, Trái đất và sao Kim sẽ cuốn theo những "vật chất giống Enstatite Chondrite" trên quỹ đạo di chuyển từ vùng bên trong của hệ Mặt trời đến vị trí hiện tại của chúng. Những mô phỏng này cũng dự đoán rằng thành phần trên sao Kim sẽ rất giống với Trái đất, chúng được hình thành từ một tập hợp lớn của những vật chất khô.

Đáng chú ý là khi Trái đất và sao Kim di chuyển ra khỏi vị trí gần kề với Mặt trời thường sẽ để lại ít vật chất hơn cho các hành tinh tương tự được tạo ra trong quỹ đạo của sao Thủy. Sự mô phỏng của các nhà khoa học về sự hình thành của những hành tinh nhỏ cũng mang đến cơ hội giải thích cho quá trình hình thành sao Thủy. Nếu có những ngôi sao tương tự Trái đất trong thiên hà và có những hành tinh quay quanh chúng thì rất có thể nó cũng được tạo ra khi có một hành tinh giống Trái đất di chuyển đến đó, và nếu may mắn, nó sẽ có sự sống thật sự ngoài hành tinh.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Các tuyến phòng thủ khi một tiểu hành tinh gây nguy hiểm cho Trái đất

Các tuyến phòng thủ khi một tiểu hành tinh gây nguy hiểm cho Trái đất

Sức tàn phá của thiên thạch hay tiểu hành tinh đã không còn quá xa lạ đối với lịch sử hình thành của Trái đất.

Đăng ngày: 01/01/2022
Top 10 hiện tượng thiên văn kỳ quái năm 2021

Top 10 hiện tượng thiên văn kỳ quái năm 2021

Năm qua, các nhà thiên văn học đã vén bức màn về các hố đen quái vật, siêu cấu trúc từ tính vô hình và một kho tàng vũ trụ gồm các hành tinh ngoài Trái đất…

Đăng ngày: 01/01/2022
Phóng quá nhiều vệ tinh, Elon Musk có gây

Phóng quá nhiều vệ tinh, Elon Musk có gây "ùn tắc giao thông" vũ trụ?

Việc phóng hàng loạt vệ tinh Starlink của SpaceX khiến nhiều tổ chức lớn e ngại vì chiếm quá nhiều khoảng không gian xung quanh Trái đất.

Đăng ngày: 31/12/2021
Tiểu hành tinh với vận tốc 60.000km/h tới gần Trái đất

Tiểu hành tinh với vận tốc 60.000km/h tới gần Trái đất

Tiểu hành tinh đường kính 330 - 750m dự kiến tiếp cận ngày 7/1 với khoảng cách chỉ bằng 1/3 khoảng cách giữa Trái đất và sao Kim.

Đăng ngày: 31/12/2021
Project 1794: Dự án phát triển đĩa bay bí mật của Hoa Kỳ!

Project 1794: Dự án phát triển đĩa bay bí mật của Hoa Kỳ!

Vào những năm 1950, một nhóm kỹ sư nhỏ bắt đầu thực hiện một chương trình bí mật có tên là Project 1794 nhắm phát triển một phương tiện siêu thanh (đĩa bay) được thiết kế để bắn hạ máy bay ném bom của Liên Xô.

Đăng ngày: 31/12/2021
Cách phân biệt chòm sao và nhóm sao

Cách phân biệt chòm sao và nhóm sao

Chòm sao (constellation) và nhóm sao (asterism) là hai khái niệm khá khó phân biệt. Trong nhiều năm, hai khái niệm này không được phân biệt rõ ràng dẫn đến những nhầm lẫn, thiếu chính xác.

Đăng ngày: 31/12/2021
Nhiều

Nhiều "hành tinh non" va chạm, sinh ra Trái đất?

Các nhà khoa học đã dựng nên 2 mô hình khả dĩ nhất về cách mà Trái Đất và các hành tinh đá của Hệ Mặt trời được hình thành và tìm ra câu trả lời bất ngờ nhất.

Đăng ngày: 30/12/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News