Bí ẩn cuộc đổ bộ Mặt Trăng đầu tiên: Phi hành gia thứ 3 và nỗi ám ảnh suốt đời

Không chỉ là sứ mệnh đầu tiên đưa con người đặt chân lên Mặt Trăng, mà đây còn là sứ mệnh với nhiều điều bí ẩn mà không phải ai cũng biết đến.

Apollo 11 là sứ mệnh không gian đầu tiên đưa con người đặt chân lên bề mặt Mặt Trăng, ai trong chúng ta cũng biết điều này, và chúng ta cũng biết Neil Armstrong cùng Edwin Buzz Aldrin là những người đầu tiên đi bộ trên Mặt Trăng. Tuy vậy, phía sau phi vụ này còn nhiều điều đáng kinh ngạc khác mà không phải ai cũng biết.

Neil Armstrong xả rác trên Mặt trăng

Khi Buzz Aldrin và Neil Armstrong vẫn còn ngồi trong module để chuẩn bị cho chuyến đi bộ, Aldrin đã đưa cho Armstrong một cái túi chứa đầy hộp đựng. Khi Armstrong rời khỏi module, ông đã ném chiếc túi này xuống Mặt Trăng. Trong hình ảnh đầu tiên ông chụp Mặt Trăng, túi rác được thấy rõ ràng ở góc ảnh.

Bí ẩn cuộc đổ bộ Mặt Trăng đầu tiên: Phi hành gia thứ 3 và nỗi ám ảnh suốt đời
Túi rác của Apollo 11 được NASA để xuống bề mặt Mặt Trăng. (Ảnh: NASA).

Các phi hành gia thường bỏ lại rác là các thiết bị khoa học để dành không gian cho hành lý và các mẫu vật thu lượm được từ Mặt Trăng. Nhiều thiết bị vẫn còn hoạt động và thậm chí ảnh hưởng đến sự thành bại của sứ mệnh. Chúng bao gồm cân, búa và một máy phát laser phản xạ để đo khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trăng.

Ngoài ra, họ cũng để lại một cái bảng ghi rõ: “Tại đây con người ở Trái Đất đã đặt chân lên Mặt Trăng. Tháng 7 năm 1969. Chúng tôi đến vì mục đích hòa bình của nhân loại". Túi rác thải và bảng ghi chữ này vẫn còn ở Mặt Trăng cho đến tận ngày nay.

Tổng thống Nixon đã chuẩn bị bài phát biểu cho trường hợp xấu nhất

Tổng thống đương nhiệm thời đó là Richard Nixon đã chuẩn bị sẵn một bài phát biểu trong trường hợp phi hành đoàn Apollo 11 không bao giờ trở lại, hay tệ hơn là hai phi hành gia chính của sứ mệnh sẽ bị mắc kẹt lại Mặt Trăng.

Bí ẩn cuộc đổ bộ Mặt Trăng đầu tiên: Phi hành gia thứ 3 và nỗi ám ảnh suốt đời
Bất kể là thành công hay thất bại, Tổng thống Nixon đã chuẩn bị sẵn bài diễn văn và chuẩn bị tinh thần cho người nhà của các phi hành gia. (Ảnh: USMNN).

NASA có niềm tin rất lớn vào con tàu vũ trụ đưa họ lên Mặt Trăng, nhưng module đổ bộ thì cơ quan hàng không này vẫn không chắc chắn lắm. NASA lo ngại rằng module đổ bộ sẽ không thể cất cánh trở về, bị trục trặc giữa đường bay hoặc rơi tự do xuống Mặt Trăng. Dù bất cứ điều gì xảy ra, cả ba phi hành gia sẽ có thể tử vong ngay lập tức, chết đói trên Mặt Trăng hoặc phải tự tử vì không còn lối thoát.

Bài phát biểu được viết bởi NASA vào một tháng trước khi chuyến bay cất cánh. Sau đó, nó được đưa cho William Safire là thư ký riêng của Tổng thống Nixon và Frank Borman là phi hành gia làm công việc cầu nối giữa NASA và Nhà Trắng. Đại diện của Tổng thống Nixon đã liên lạc với gia đình của các phi hành gia và nói chuyện trước về những điều xấu nhất có thể xảy ra.

Hải quan Mỹ phải châm chước bỏ qua cho các phi hành gia

Sau khi trở về từ Mặt Trăng và hạ cánh xuống vùng biển Thái Bình Dương ở gần Hawaii, hải quan Mỹ đưa cho các phi hành gia một mẫu đơn để khai báo trước khi nhập cảnh vào lãnh thổ Hoa Kỳ.

Bí ẩn cuộc đổ bộ Mặt Trăng đầu tiên: Phi hành gia thứ 3 và nỗi ám ảnh suốt đời
Tờ khai của các phi hành gia với hải quan Mỹ khi trở về từ Trái đất. (Ảnh: NASA/U.S. Customs and Border Patrol).

Trong lá đơn họ ghi chuyến bay mà họ vừa trải qua: từ Mũi Kennedy, Florida đến Mặt Trăng rồi điểm cuối là Honolulu, Hawaii. Hàng xách tay đi kèm là “đá Mặt Trăng cùng bụi Mặt Trăng”. Nhân viên hải quan không chắc chắn lắm về những gì được khai báo, cũng như không chắc lắm về vấn đề sức khỏe tâm thần của các phi hành gia, nên họ đành phải ghi trong đơn là “hàng hóa đặc biệt” rồi để các nhà du hành nhập cảnh vào Mỹ.

Chỉ có một ảnh chụp toàn thân Armstrong trên Mặt trăng

Neil Armstrong là cái tên đầu tiên khi nhắc đến sứ mệnh Apollo 11. Tuy vậy, phần lớn hình ảnh chụp phi hành gia đi bộ trên Mặt Trăng trong chuyến bay đó đều là Buzz Aldrin. Armstrong lẫn Aldrin đều được trang bị máy ảnh, nhưng nhiệm vụ của Aldrin là chụp ảnh bề mặt Mặt Trăng và các mẫu vật khoa học, vì vậy Aldrin chỉ chụp một tấm duy nhất cho Armstrong.

Bí ẩn cuộc đổ bộ Mặt Trăng đầu tiên: Phi hành gia thứ 3 và nỗi ám ảnh suốt đời
Bức ảnh duy nhất chụp toàn thân Neil Armstrong khi ông đang bước xuống khỏi module Eagle vào 20/07/1969. Hình ảnh này được chụp bởi Buzz Aldrin. (Ảnh: NASA).

Trong hình ảnh duy nhất chụp toàn thân Armstrong trên Mặt Trăng, đó là lúc ông đang quay lưng lại với ống kính và lúi cúi lấy đồ từ module đổ bộ. Dù chỉ có một tấm ảnh duy nhất chụp trên Mặt Trăng, đó cũng không phải là tấm ảnh chụp chính diện.

Phi hành gia thứ 3 của sứ mệnh đã không bao giờ được đặt chân lên Mặt Trăng

Sứ mệnh Apollo 11 có đến 3 phi hành gia tham gia thực hiện. Trong khi Neil Armstrong và Buzz Aldrin dạo bước trên Mặt Trăng và thực hiện một số nghiên cứu khoa học, thì Michael Collins là phi hành gia còn lại chỉ ngồi trong module đổ bộ suốt 20 tiếng để chụp ảnh Mặt Trăng từ bên trong và theo dõi cũng như điều khiển tàu.

Bí ẩn cuộc đổ bộ Mặt Trăng đầu tiên: Phi hành gia thứ 3 và nỗi ám ảnh suốt đời
Michael Collins, phi hành gia thứ 3 của sứ mệnh Apollo 11, đã không bao giờ được đặt chân xuống Mặt Trăng. (Ảnh: NASA).

Nếu điều xấu nhất xảy ra, cả Armstrong lẫn Aldrin gặp tai nạn và bị kẹt lại Mặt Trăng, Collins sẽ không được quyền bước chân ra ngoài để giải cứu và phải một mình quay trở lại Trái Đất. Điều này đã gây áp lực rất lớn đè nặng lên Collins, ông từng chia sẻ trong một bài phỏng vấn rằng đó là thứ sẽ ám ảnh ông đến cả đời dù mọi chuyện đã diễn ra suôn sẻ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tàu vũ trụ chạy bằng năng lượng ion sắp lên đường tới sao Thủy

Tàu vũ trụ chạy bằng năng lượng ion sắp lên đường tới sao Thủy

Sứ mệnh thăm dò không gian hợp tác giữa Châu Âu và Nhật Bản vừa lên đường đến sao Thủy, đặc biệt đây là con tàu không gian sử dụng năng lượng ion.

Đăng ngày: 17/12/2018
Ngôi sao phát nổ gần Trái đất, tiêu diệt cá mập khổng lồ

Ngôi sao phát nổ gần Trái đất, tiêu diệt cá mập khổng lồ

Cá mập siêu khổng lồ, bò biển to như cá voi... đã tuyệt chủng do hàng loạt ngôi sao phát nổ trước khi chết đi, ở khoảng cách đủ gần để tung phóng xạ xuống Trái đất.

Đăng ngày: 15/12/2018
Công bố ảnh chụp khí quyển Mặt Trời từ khoảng cách gần nhất

Công bố ảnh chụp khí quyển Mặt Trời từ khoảng cách gần nhất

Tàu thăm dò của NASA chụp lại vành nhật hoa, hay lớp khí quyển ngoài của Mặt Trời, từ cách xa 27,2 triệu km.

Đăng ngày: 14/12/2018
Bí ẩn nguồn tia X bất thường trong thiên hà Messier 86

Bí ẩn nguồn tia X bất thường trong thiên hà Messier 86

Theo đó, nguồn ULX mới được tìm thấy có tên là M86 tULX-1, nằm cách trung tâm thiên hà Messier 86 khoảng tầm 62.000 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 14/12/2018
Khoa học cảnh báo hố đen siêu khổng lồ có thể

Khoa học cảnh báo hố đen siêu khổng lồ có thể "nuốt chửng" Trái đất

Vũ trụ rộng lớn không thiếu những thế lực có thể tàn phá hành tinh nhỏ bé của chúng ta. Nhưng dường như có một thứ trong vũ trụ đáng sợ hơn tất cả.

Đăng ngày: 14/12/2018
Phát hiện ra tế bào không bị ảnh hưởng trong môi trường không gian

Phát hiện ra tế bào không bị ảnh hưởng trong môi trường không gian

Các nhà khoa học vừa có một phát hiện vô cùng quan trọng liên quan đến khả năng tự phòng vệ tự nhiên của cơ thể người khi các phi hành gia thực hiện các sứ mệnh du hành liên hành tinh.

Đăng ngày: 13/12/2018
Tên lửa tái sử dụng SpaceX lập hai kỉ lục trong một ngày

Tên lửa tái sử dụng SpaceX lập hai kỉ lục trong một ngày

Tên lửa Falcon 9 của SpaceX đưa số lượng nhiều kỷ lục là 64 vệ tinh vào quỹ đạo cùng một lúc. Ngoài ra, hãng còn ghi dấu vào lịch sử khi phóng cùng một tên lửa vào không gian ba lần.

Đăng ngày: 12/12/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News