NASA lần đầu công bố hàng chục nghìn giờ ghi âm của sứ mệnh Apollo 11 lên Mặt trăng
"Đây là bước đi nhỏ bé của một người, nhưng là bước tiến khổng lồ của cả nhân loại". Cách đây 49 năm, lần đầu tiên con người đặt chân lên Mặt trăng, cả thế giới nín thở dõi theo từng chuyển động của con tàu Apollo năm ấy. Và mãi cho đến nay, NASA mới công bố chi tiết toàn bộ quá trình thực hiện sứ mệnh lịch sử này.
Số lượng bản ghi âm khổng lồ lên tới hơn 19.000 giờ .
Vào ngày 20/7/1969, khi tàu Apollo 11 chọc thủng bầu trời và hạ cánh xuống Mặt trăng, ba người đàn ông đã trở thành một phần của lịch sử. Tên tuổi của Neil Armstrong, Buzz Aldrin, và Michael Collins sẽ còn sống mãi, nhưng đằng sau cột mốc vĩ đại ấy là nỗ lực không ngừng nghỉ của rất nhiều các kỹ sư, chuyên gia khoa học, nhà phân tích, và chuyên viên giám sát.
Ngày 31/7 vừa qua, NASA đã lần đầu tiên công bố số lượng bản ghi âm khổng lồ lên tới hơn 19.000 giờ của sứ mệnh lịch sử này.
Bản ghi âm bao là phiên bản số hóa của mọi cuộc trò chuyện, từ những âm thanh bình thường đến phát ngôn mang tầm lịch sử, ví dụ như một câu nói nổi tiếng của Amstrong: "Đây là bước đi nhỏ bé của một người, nhưng là bước tiến khổng lồ của cả nhân loại".
Nếu bạn có khoảng... 2 năm rảnh rỗi không có gì làm, bạn có thể lắng nghe toàn bộ những bản ghi âm này tại "trang lưu trữ của NASA" hay trang "Khám phá Apollo" của UT Dallas.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.
