Bí ẩn đằng sau nghi lễ "mở miệng xác ướp" của người Ai Cập cổ đại đã được giải mã
Bạn có tin, các xác chết thường bị bẻ răng, tháo khớp trước khi trở thành xác ướp.
Lời giải đằng sau nghi lễ "mở miệng xác ướp" của người Ai Cập cổ đại
Theo một nghiên cứu mới được đưa ra tại Hội nghị Quốc tế về Ai Cập học tổ chức tại Florence (Ý), những người Ai Cập cổ đại trước khi trở thành xác ướp có thể bị đục mất một vài chiếc răng để buộc phải mở miệng.
Quá trình này được thực hiện trước khi xác ướp được quấn trong băng, nhưng sau các bước rút não và loại bỏ nội tạng của xác ướp. Sử dụng dao và một cây đục bằng sắt, các linh mục Ai Cập cổ sẽ đục răng, cắt, bẻ khớp để buộc xác ướp phải mở miệng.
Mở miệng xác ướp là một trong những nghi lễ được thực hiện trước khi ướp xác
Các nhà nghiên cứu cho biết, quá trình này hoàn toàn đối lập với quy trình ướp xác được đánh giá là tinh tế và cẩn thận từ trước tới nay.
Quá trình “buộc xác ướp mở miệng” là một nghi lễ quan trọng của người Ai Cập cổ đại. Theo các nhà Ai Cập học, quá trình này được thực hiện nhằm phục hồi giác quan của người chết sau khi họ qua thế giới bên kia.
Mariam Ayad, Phó Giáo sư Ai Cập học thuộc ĐH Mỹ tại Cairo (Ai Cập), cho biết:“Việc để xác ướp mở miệng, kết hợp cùng một số nghi lễ khác nhằm phục hồi cả năm giác quan cho người chết, để họ có thể tồn tại ở thế giới bên kia”.
Tuy nhiên, theo chuyên gia về xác ướp Frank Rühli, Giám đốc Viện phát triển Y học thuộc ĐH Zurich thì các thủ tục này đôi lúc khá tàn bạo và ghê rợn.
Rühli cho biết:“Việc đục và bẻ răng cửa xác ướp là những bằng chứng đầu tiên về những tác động đến cấu trúc cơ thể của người Ai Cập cổ trước khi ướp xác”.
Rühli và nha sĩ Roger Seiler đã cùng nghiên cứu 51 xác ướp, cùng 100 bộ xương sọ được lưu giữ tại Bảo tàng khảo cổ ĐH Zurich. Họ nhận thấy, một số xác ướp đã bị bẻ răng sau khi chết, đồng thời các ảnh chụp cắt lớp về xác ướp cho thấy những chiếc răng gãy được đặt sâu trong cổ họng.
Dựa trên những gì được viết trong các tài liệu cổ, đối với những người có địa vị cao khi chết đi, hàm của họ buộc phải mở rộng. Theo đó, linh mục sẽ đưa tay vào miệng xác chết “cho đến khi nào không cho vào được nữa thì thôi”.
Để có thể rửa sạch khoang miệng bằng dầu và nhựa cây, các linh mục sẽ sử dụng 4 miếng vải, 2 miếng được đặt trong cổ họng, một miếng tại hàm dưới và một mảnh bên trong khoang miệng. Ruhli cho biết: “Chính những tác động này đã làm gãy răng và trật khớp của rất nhiều xác ướp Ai Cập cổ đại”.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.

Những điều nhầm tưởng về khủng long
Danh sách dưới đây sẽ khám phá một số quan niệm sai lầm thường gặp về khủng long, và rằng chúng ta đã biết bao nhiêu về chúng, do tạp chí NewScientist liệt kê.

Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17
Trong bức tranh "Mr. Pynchon and the Settling of Springfield" người này đang cầm một đồ vật trên tay phải, trông rất giống tư thế người thời nay cầm smartphone và vuốt màn hình bằng ngón cái.

Thành phố của giới siêu giàu La Mã cổ đại chìm dưới đáy biển
Thành phố Baiae nằm dưới lòng đại dương từng là nơi dành cho tầng lớp giàu có thời La Mã với nhiều công trình xa hoa lộng lẫy.
