Bí ẩn đằng sau thành công của Thành Cát Tư Hãn

Sự phát triển mạnh mẽ của đế chế Mông Cổ dưới thời cai trị của Thành Cát Tư Hãn có thể nhờ vào yếu tố thời tiết khí hậu. Đây là kết luận của một nghiên cứu Mỹ công bố trên tạp chí của Viện Khoa học quốc gia Mỹ số ra ngày 10/3.

Neil Pederson và Amy Hessl, hai chuyên gia nghiên cứu lịch sử thực vật học của Đại học West Virginia đồng thời là tác giả nghiên cứu, đã tái tạo mô hình thời tiết trong 11 thế kỷ từ năm 900 đến năm 2011 qua nghiên cứu vòng tăng trưởng trên các cây thông Siberia ở miền trung Mông Cổ.

Kết quả cho thấy thời điểm hưng thịnh của Mông Cổ dưới thời Thành Cát Tư Hãn trùng khớp với giai đoạn khí hậu khu vực ôn hòa bất thường kéo dài hơn 1.000 năm. Nhiệt độ ấm áp với độ ẩm cao từ năm 1211 - 1225 nhiều khả năng đã thúc đẩy hoạt động sản xuất đồng cỏ, cung cấp cho đế chế của Thành Cát Tư Hãn năng lượng dồi dào và tài nguyên phong phú tạo nền tảng cho các cuộc viễn chinh.

Bí ẩn đằng sau thành công của Thành Cát Tư Hãn
Ảnh minh họa: gamek.vn

Nghiên cứu cũng cho thấy rằng trước thời kỳ nắm quyền của Thành Cát Tư Hãn, Mông Cổ đã trải qua một giai đoạn hạn hán nặng nề kéo dài suốt 10 năm. Sự chuyển đổi từ khô hạn sang ẩm ướt cho thấy có khả năng cao là thời tiết khí hậu đóng vai trò quan trọng trong những sự vươn lên mạnh mẽ của đế chế này. Theo chuyên gia Hessl, khí hậu không phải là yếu tố duy nhất, song nó chắc chắn là một lực đẩy giúp vị thủ lĩnh tài năng phát triển quân đội, tập trung quyền lực và đưa quốc gia mình lên vị trí hàng đầu.

Trước đó giới khoa học từng có nhiều nghiên cứu về mối quan hệ giữa khí hậu với sự tồn vong của các nền văn minh. Tuy nhiên, đây là một trong những nghiên cứu hiếm hoi đi sâu vào khía cạnh tích cực khi khí hậu đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển của một đế chế. Nghiên cứu mới này cũng đi ngược lại một số ý kiến trước đó cho rằng sự mở rộng của Mông Cổ bắt nguồn từ động cơ thoát khỏi điều kiện khắc nghiệt trên vùng đất quê hương.

Là người sáng lập ra Đế quốc Mông Cổ, Thành Cát Tư Hãn được coi là một trong những nhà lãnh đạo lỗi lạc và quan trọng nhất của lịch sử thế giới. Dưới thời ông trị vì, lãnh thổ Mông Cổ trải rộng từ Á sang Âu bao gồm khu vực nay là Hàn Quốc, Trung Quốc, Nga, Đông Âu, Đông Nam Á, Ấn Độ và Trung Đông.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News