Bí ẩn loài người cổ mang hàm răng mãnh thú

Một dòng giống cổ xưa của loài người từng mang hàm răng to, khỏe như những con linh trưởng to lớn và dũng mãnh thời hiện đại.

Nghiên cứu đứng đầu bởi nhà nhân chủng học, tiến sĩ Adam van Casteren từ Đại học Washington ở St Louis (Mỹ) đã phát tan giả thuyết rằng con người từng là những sinh vật chủ yếu sống bằng thịt thú rừng, bởi việc tiêu thụ thực vật ở dạng thô dễ làm hỏng hàm răng vốn nhỏ bé và dễ tổn thương.

Những bằng chứng mới đã vén màn bí ẩn về austrolopiths, một nhóm người cổ đại được chứng minh là tổ tiên của nhiều loài người sau này, bao gồm loài người hiện đại Homo sapiens chúng ta.

Bí ẩn loài người cổ mang hàm răng mãnh thú
Hộp sọ austrolopiths - (ảnh: BẢO TÀNG AUSTRALIA).

Australopith (hay australopithecine, australopithecus, Vượn người Phương Nam) là một nhánh của chi Người cổ đại, đã tiến hóa ở miền đông châu Phi từ 4,2 triệu năm trước và tuyệt chủng khắp 1,9 triệu năm trước. Các bằng chứng mới cho thấy khác với những loài hậu duệ, austrolopiths thời kỳ đầu có một bộ hàm lớn, cơ hàm cực kỳ mạnh mẽ, răng to giống với các loài to lớn khác trong bộ linh trưởng, ví dụ những chú tinh tinh.

"Tất cả các thuộc tính này cho thấy chúng có khả năng tạo ra lực cắn lớn, do đó không bị hạn chế đối với các thực phẩm cứng như các loại hạt, hạt giống, các loại củ cứng dưới lòng đất" – tiến sĩ Casteren nói.

Bí ẩn loài người cổ mang hàm răng mãnh thú
Hình ảnh phân tích men răng hé lộ chi tiết về hàm răng mãnh thú của tổ tiên chúng ta - (ảnh: WASHINGTON UNIVERSITY IN ST LOUIS).

Nghiên cứu trên các mảnh vỏ hạt cứng nhất mà loài người hiện đại chắc chắn không thể nào cắn nổi, các tác giả nhận thấy nó chỉ đủ tạo ra các vết trầy rất nông ở bề mặt, không phải là tác nhân của các lỗ sau hay rãnh, vết nứt ở men răng.

Điều này cho thấy từ thời tổ tiên rất xa xôi, loài người đã tiến hóa để thích nghi với chế độ ăn đa dạng, bao gồm các loại ngũ cốc và hạt. Khả năng ăn đa dạng, không phụ thuộc hoàn toàn vào thịt là một trong những yếu tố giúp các loài người trong lịch sử có thể chống chọi lại các hoàn cảnh khác nghiệt. Một trong những ví dụ rõ ràng là Homo sapiens chúng ta, loài người có thể ăn hầu hết mọi loại thực phẩm và trở thành loài duy nhất chưa tuyệt chủng của chi Người.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Scientific Reports.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện nhà máy nấu rượu sake cổ nhất thế giới

Phát hiện nhà máy nấu rượu sake cổ nhất thế giới

Nhà máy nấu rượu sake 600 năm tuổi giữa sân ngôi đền cổ ở Kyoto được phát hiện tình cờ trong một dự án xây dựng.

Đăng ngày: 22/01/2020
Phát hiện

Phát hiện "quái thú" đầu khủng long, đuôi phượng hoàng

Một sinh vật cổ quái với đầu và thân mình như khủng long, đôi cánh rộng, bộ lông quạ và chiếc đuôi dài đẹp như phượng hoàng từng tung cánh trên lục địa của chúng ta.

Đăng ngày: 22/01/2020
Hệ thống kênh nước cổ đại phát lộ sau cháy rừng

Hệ thống kênh nước cổ đại phát lộ sau cháy rừng

Đám cháy ở bang Victoria thiêu trụi lớp cây cỏ rậm rạp, để lộ những con kênh thuộc hệ thống dẫn nước lâu đời hơn cả kim tự tháp Ai Cập.

Đăng ngày: 22/01/2020
Phát hiện hóa thạch bọ cạp 437 triệu năm tuổi

Phát hiện hóa thạch bọ cạp 437 triệu năm tuổi

Bọ cạp có thể là sinh vật cổ xưa nhất chuyển từ dưới biển lên mặt đất mà giới khoa học từng phát hiện.

Đăng ngày: 21/01/2020
Vì sao thằn lằn có tới 4 mắt?

Vì sao thằn lằn có tới 4 mắt?

Một nghiên cứu mới cho thấy, khoảng 49 triệu năm trước, một con thằn lằn đuôi dài đầu tiên xuất hiện trên thế giới, nhưng không phải với hai mắt mà là bốn mắt.

Đăng ngày: 20/01/2020
Bí ẩn tộc người chiến binh biến mất vì một loài sinh vật tuyệt chủng

Bí ẩn tộc người chiến binh biến mất vì một loài sinh vật tuyệt chủng

Các bằng chứng khảo cổ cho thấy khi một loài hải mã Greenland độc nhất vô nhị tuyệt chủng vào thế kỷ 15, nó cũng mang theo cả nền văn minh Viking huyền thoại.

Đăng ngày: 19/01/2020
Phát hiện di tích thành cổ kỳ lạ như nền văn minh ngoài hành tinh

Phát hiện di tích thành cổ kỳ lạ như nền văn minh ngoài hành tinh

Nền văn minh Sanxingdui (Tamk Tinh Đôi) vốn được coi là nền văn minh ngoài hành tinh. Nhưng trên thực tế, ngoài nền văn minh Sanxingdui, tàn tích thành phố cổ khác mới được khai quật có giá trị văn hóa đáng giá như Sanxingdui.

Đăng ngày: 19/01/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News