Bí ẩn những con đường phủ sắt nóng chảy 2.000 năm trước

Làm thế nào người La Mã làm sắt nóng chảy đến độ có thể rót nhẹ nhàng vào những đoạn đường nứt vỡ vẫn còn là bí ẩn. Sau 2.000 năm, một số đoạn đường vẫn nguyên vẹn.

Các nhà nghiên cứu Mỹ đã phân tích những con đường đá mà nhiều phần còn nguyên vẹn đáng ngạc nhiên sau gần 2.000 năm Pompeii (thành phố La Mã cổ đại, nay thuộc nước Ý) bị vụ phun trào núi lửa Vesuvius tàn phá và chỉ còn là thành phố chết. Họ đã tìm thấy dấu vết kỳ lạ của sắt nóng chảy trên những đoạn đường đẹp nhất.

Bí ẩn những con đường phủ sắt nóng chảy 2.000 năm trước
Bức ảnh chụp một con đường ở Pompeii với đoạn A và C chưa được sửa chữa, đoạn B đã bằng phẳng do được phủ sắt nóng chảy và một số vật liệu khác - (ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp).

Ở một số khu vực khác, những tuyến đường lát đá xinh đẹp của Pompeii xuất hiện các rãnh sâu. Các nhà khoa học tin rằng đó chính là dấu tích của những chiếc xe, đặc biệt là xe đẩy có tải trọng lớn liên tục ngang dọc các tuyến đường. Trước khi thảm họa núi lửa giết chết hầu hết cư dân, thành phố này cực kỳ náo nhiệt, mật độ giao thông rất đông đúc.

Số xe qua lại nhiều đến nỗi chỉ cần vài thập kỷ, những con đường lát bằng đá tảng cũng xuất hiện những rãnh sâu. Chính quyền Pompeii đã nghĩ ra một công nghệ sửa đường cực kỳ hiệu quả và ít tốn kém hơn nhiều so với việc lát lại toàn bộ: dùng sắt nóng chảy.

Bí ẩn những con đường phủ sắt nóng chảy 2.000 năm trước
Một đoạn đường chưa sửa với các rãnh sâu được tạo nên bởi xe cộ - (ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp).

Theo nhóm tác giả đứng đầu bởi giáo sư Eric Poehler (Đại học Massachusetts Amherst, Mỹ), đây là "sự chứng thực quy mô lớn" đầu tiên mà các nhà khoa học tìm được để chứng minh các giả thuyết về công nghệ sử dụng sắt nóng chảy của người La Mã cổ đại. Với tuổi đời thành phố lên đến 2.000 năm, những gì họ làm quả là đáng kinh ngạc.

Sau khi được làm nóng chảy, sắt được các nô lệ đưa đến đoạn đường cần sửa chữa và lấp lại những chỗ bị vỡ, bị mòn. Độ bền của việc sửa chữa này đã được chứng thực khi gần 2 thiên niên kỷ sau, một số đoạn đường được sửa xong được tìm thấy trong trạng thái hoàn toàn nguyên vẹn. Ngoài sắt nóng chảy, một số vật liệu khác như đá, đất nung và gốm sứ cũng được sử dụng để bảo trì đường sá.

Bí ẩn những con đường phủ sắt nóng chảy 2.000 năm trước
Những chỗ đường vỡ, lồi lõm cũng được sửa lại bằng sắt nóng chảy - (ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp).

Tuy nhiên, làm thế nào người La Mã làm sắt nóng chảy đến độ có thể rót nhẹ nhàng vào những đoạn đường nứt vỡ vẫn còn là bí ẩn. Để có được sắt nóng chảy, họ phải đun xỉ sắt và sắt vụn lên tới nhiệt độ 1.100-1.600 độ C! Một phần câu trả lời đã được lý giải khi các nhà khảo cổ tìm thấy một số lò nung công nghệ cao của người La Mã. Họ nghi ngờ rằng chúng thực sự đạt được nhiệt độ này.

Một số giọt sắt rơi trên những đoạn đường không cần sửa chữa cũng chứng minh sự tồn tại của công việc vận chuyển sắt nóng chảy. Tiếc thay nhiều đoạn đường vẫn chưa được sửa chữa vì dường như thảm họa núi lửa đã cắt ngang công việc.

Nhóm nghiên cứu cho biết họ vẫn đang tiếp tục tìm hiểu về Pompeii cũng như phân tích hóa học số sắt dùng sửa đường này để tìm ra nơi nó được khai khác. Được biết đến như một đại đô thị hiện đại và văn minh đến khó tin, Pompeii đã gây ngạc nhiên cho rất nhiều nhóm khảo cổ thuộc nhiều quốc gia. Đáng buồn thay, thành phố này đã bị thảm họa núi lửa "chôn sống" vào năm 79 sau công nguyên mà biểu tượng đau đớn và nổi tiếng nhất là những con người "hóa đá".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tái tạo thành công gương mặt nạn nhân của một vụ giết người man rợ từ bộ xương 1400 năm tuổi

Tái tạo thành công gương mặt nạn nhân của một vụ giết người man rợ từ bộ xương 1400 năm tuổi

Nạn nhân đã bị sát hại một cách dã man từ cách đây 1400 năm. Nhưng nhờ khoa học kỹ thuật, chúng ta đã biết gương mặt của người này trông như thế nào, từ đó tạo cơ hội khám phá ra nhiều điều bí ẩn khác.

Đăng ngày: 18/05/2019
Thiếu niên vô tình nhặt được xương hàm sinh vật tuyệt chủng 10.000 năm

Thiếu niên vô tình nhặt được xương hàm sinh vật tuyệt chủng 10.000 năm

Một học sinh trung học Mỹ vô tình nhặt được xương hàm của một con voi răng mấu tuyệt chủng cách đây 10.000 năm khi dạo chơi trong một trang trại.

Đăng ngày: 17/05/2019
Phát hiện hóa thạch loài khủng long bay giống chim nhất

Phát hiện hóa thạch loài khủng long bay giống chim nhất

Loài khủng long bay từng sinh sống ở kỷ Jura có nhiều đặc điểm giống các loài chim hiện đại ngày nay.

Đăng ngày: 17/05/2019
Phát hiện sinh vật biển nguyên vẹn trong hổ phách 99 triệu năm

Phát hiện sinh vật biển nguyên vẹn trong hổ phách 99 triệu năm

Một sinh vật biển sống cách đây 99 triệu năm vẫn còn nguyên vẹn trong hổ phách được coi là phát hiện đặc biệt hiếm có.

Đăng ngày: 16/05/2019
Phát hiện kho báu và bộ xương quý tộc 2.000 năm tuổi ở Nga

Phát hiện kho báu và bộ xương quý tộc 2.000 năm tuổi ở Nga

Một nông dân ở Nga tình cờ đào được kho báu 2.000 năm tuổi, bên trong là nhiều vật dụng giá trị và một bộ xương quý tộc.

Đăng ngày: 16/05/2019
Phát hiện căn phòng bí ẩn bên trong cung điện ngầm của bạo chúa La Mã

Phát hiện căn phòng bí ẩn bên trong cung điện ngầm của bạo chúa La Mã

Các nhà khảo cổ vừa thông tin phát hiện ra một căn phòng ẩn trong cung điện ngầm của Hoàng đế La Mã bạo chúa Nero.

Đăng ngày: 15/05/2019
Phát hiện đồng xu làm “thay đổi“ cả lịch sử Australia

Phát hiện đồng xu làm “thay đổi“ cả lịch sử Australia

Đồng xu tìm thấy trên một bãi biển Australia làm dấy lên giả thuyết người Bồ Đào Nha mới là những người châu Âu đầu tiên đặt chân lên châu Úc, trước thuyền trưởng Cook 250 năm.

Đăng ngày: 14/05/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News