Bí ẩn những đốm sáng trắng trên bề mặt hành tinh lùn Ceres
Phát hiện bất ngờ liên quan tới hành tinh lùn Ceres vừa được các nhà khoa học khám phá.
Tác giả chính của nghiên cứu Nathan Stein, một nhà khoa học hành tinh thuộc Viện công nghệ California ở Pasadena, nói với Space rằng nhiều vết trắng sáng xuất hiện rải rác trên hành tinh lùn Ceres có thể là vết tích của nước biển đóng băng.
Vết trắng sáng xuất hiện rải rác trên hành tinh lùn Ceres.
Minh chứng cho thấy có thể đang có hoặc từng có một đại dương lỏng nào đó tồn tại bên dưới bề mặt hành tinh Ceres.
Stein và nhóm nghiên cứu đã phân loại hơn 300 vết sáng trên bề mặt hành tinh lùn Ceres thành 4 nhóm đặc thù.
Giải thích hiện tượng, các chuyên gia cho rằng có thể có một đại dương nào đó đang hoặc tồn tại bên dưới hành tinh này. Sức nặng của băng đá đè xuống lớp địa chất bên dưới có thể khiến lượng nước muối trong đại dương bị đẩy lên, chèn ép và nổi qua các vết nứt địa chất.
Lượng nước muối sau đó bị đóng băng và có thể là một trong những thành phần chính làm nên vệt sáng trắng bí ẩn.
Theo Stein, phần lớn các điểm sáng trên hành tinh lùn Ceres khá là trẻ, không quá vài chục triệu năm tuổi.
Ceres là hành tinh lùn nhỏ nhất được biết trong Hệ Mặt Trời và là hành tinh lùn duy nhất trong vành đai tiểu hành tinh chính ở khoảng giữa sao Mộc và sao Hỏa. Hành tinh lùn này được Giuseppe Piazzi phát hiện vào ngày 1 tháng 1 năm 1801, được đặt tên theo nữ thần Hy Lạp Ceres – nữ thần của cây cỏ, mùa màng và tình mẫu tử. Trong một nửa thế kỷ nó được cho là hành tinh thứ 8. Với đường kính khoảng 950km (590 mi), Ceres là vật thể lớn nhất và nặng nhất trong vành đai chính, và chiếm 32% tổng khối lượng vành đai chính. Các quan sát gần đây xác định được nó có dạng hình cầu, không giống như hình dạng bất định của các vật thể nhỏ hơn với lực hấp dẫn yếu hơn. Bề mặt của Ceres có thể là một hỗn hợp của băng nước và các khoáng vật hydratkhác nhau như carbonat và sét. Ceres có biểu hiện phân dị thành lõi đá và manti băng. Có thể có đại dương nước lỏng bên dưới bề mặt của nó. |

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch
Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng
Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.
