Bí ẩn nơi thực vật bị chôn vùi hàng trăm năm vẫn có thể hồi sinh
Các nhà khoa học Anh đang có kế hoạch hồi sinh những loài thủy sinh bị chôn vùi dưới lòng đất trong hơn một thế kỷ qua. Những loài thủy sinh này sinh sống trong các “ao ma” – những ao vẫn còn nước nhưng bị đất đá và thực vật vùi lấp.
Theo các nhà nghiên cứu, việc khôi phục lại một số “ao ma” có thể là một cách phục hồi môi trường sống và đa dạng sinh học, thậm chí, chúng ta còn có thể hồi sinh một số loài thực vật đã tuyệt chủng.
Các thực vật thủy sinh có thể được tái sinh sau rất nhiều năm bị chôn vùi - (Ảnh: Unsplash).
Nhà nghiên cứu dẫn đầu dự án - Emily Alderton, cho biết: "Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và nhận thấy, các loại cây thủy sinh ở đầm lầy bị chôn vùi từ nhiều thế kỷ có thể được hồi sinh từ hạt giống được bảo quản theo cách đặc biệt ấy. Ao ma thường thường được tạo ra do nông dân sử dụng thực vật và đất để lấp các ao nhỏ để mở rộng và tổ chức lại ruộng đồng”.
Ước tính có thể có khoảng 600.000 "ao ma" trên khắp vùng nông thôn nước Anh, nhưng cho đến nay, nhóm nghiên cứu từ Đại học College London mới chỉ đào được 3 ao.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng Bản đồ Khảo sát Ordnance (Ordnance Survey) và các tài liệu lịch sử cũng như quan sát các dấu hiệu để xác định và tiến hành khai quật các "ao ma" này.
3 địa điểm này được cho là đã bị vùi lấp trong 40, 50, và 150 năm. 8 loài thực vật khác nhau đã được thu thập và các nhà khoa học chỉ mất 6 tháng để tái sinh thành công 8 loài này trong phòng thí nghiệm. Trứng từ 2 loài giáp xác cũng được tìm thấy, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn chưa đánh giá được trạng thái của chúng.
Một trong những ao ma đã được khai quật - (Ảnh: UCL).
Một trong số những người tham gia nghiên cứu - Carl Sayer, cho biết: "Các ao ở Vương quốc Anh thường có từ 6 đến 14 loài thực vật thuỷ sinh, trong số này có 8 loài sống sót sau khi ao bị lấp trong một thời gian dài. Đây thực sự là một tỉ lệ đáng kể”.
Mặc dù không tham gia nghiên cứu nhưng tiến sĩ Christopher Hassall, từ Đại học Leeds (Anh), đã rất hoan nghênh các phát hiện của đồng nghiệp. Theo ông Hassall, nghiên cứu này rất hấp dẫn bởi vì nó không chỉ tìm ra phương pháp mới để khắc phục những thiệt hại con người đã gây ra đối với môi trường, mà còn cho thấy khả năng hồi sinh của một số loài trong quá khứ.
"Các ao thường không được chú ý vì kích thước bé nhỏ của chúng, nhưng giờ đây, chúng đã trở nên đáng giá vì số lượng loài mà chúng nuôi dưỡng và giữ gìn”, Hassall cho hay.

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?
Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?
Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết không phải ai cũng biết
Dân tộc nào cũng có món ăn truyền thống. Bánh chưng, bánh dầy là loại bánh quen thuộc của người Việt nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của bánh chưng.

Lý giải vui: Vì sao bánh chưng lại ăn với dưa hành?
Bạn có biết, chính sự kết hợp tinh tế, hài hòa giữa hương vị chua thanh - béo ngậy đã giúp món bánh chưng trở nên thêm phần hấp dẫn.

Vì sao tháng Chạp lại được gọi là tháng củ mật?
Bạn có để ý rằng vào tháng Chạp, chúng ta đều được nghe đi nghe lại câu "tháng củ mật - cẩn thận cửa nẻo". Nhưng "củ mật" là cái củ gì vậy nhỉ?

Vì sao trên mâm cỗ ngày Tết luôn có gà luộc - câu hỏi "tưởng dễ mà khó" đố bạn trả lời
Gà luộc gần như đã là thứ không thể thiếu trên mọi mâm cỗ, đặc biệt là vào ngày Tết. Vậy tại sao nhất thiết phải là gà luộc chứ không chọn thứ đồ khác thay thế?
