Bí ẩn “quái vật ao hồ” hàm dài kỳ dị, răng sắc như dao

Cá chó (tên khoa học là Esox) tấn công với tốc độ nhanh, nên khó có con mồi nào chạy thoát. Đến 90% thức ăn của cá chó là những con cá có kích thước nhỏ, nhưng cá chó cũng bắt ăn thêm bất cứ động vật sống nào mà hàm của chúng chộp được. Nhiều nơi người ta còn gọi cá chó là "sói nước", "sát thủ ao hồ", hay "cá mập nước ngọt".

Bí ẩn “quái vật ao hồ” hàm dài kỳ dị, răng sắc như dao

Chi cá chó là một chi cá nước ngọt, phân bố ở Bắc Mỹ và châu Âu. Loài nổi bật trong chi này là Cá chó phương Bắc và mới đây nhất là loài mới được phát hiện là cá chó Aquitanian (Esox aquitanicus).

Chúng được coi là tồn tại từ kỷ Paleogene cho tới nay. Những dữ liệu khảo cổ ghi nhận sự hiện diện Northern pake trong khu vực Aquitaine thời Pleistocen (cách đây 2,5 triệu năm) cho thấy chúng có nguồn gốc từ sông Dordogne và Garone. Đây là những loại cá dữ thích sống ở nơi nước ít chảy, ven bờ sông, bờ hồ có nhiều cây cỏ.

Bí ẩn “quái vật ao hồ” hàm dài kỳ dị, răng sắc như dao

Cá chó là một trong những loại cá nước ngọt có khả năng thích nghi tốt nhất chúng sống được ở những nơi nước rất lạnh, cũng ở được trong nước ấm và cả nước bùn lầy. Loại cá chó này có nhiều ở Bắc Mỹ và Bắc Âu.

Bí ẩn “quái vật ao hồ” hàm dài kỳ dị, răng sắc như dao

Cá chó ăn cả côn trùng, rắn, vịt con, ếch nhái, tôm, chim nước, loài gặm nhấm và nhiều loại thú có vú nhỏ khác. Kích thước thức ăn vừa miệng nhất của cá chó là từ 1/3 đến 1/2 kích thước cơ thể chúng. Cá chó lớn cũng thích ăn thịt cả những con cá chó nhỏ hơn. Những con cá chó to (thường là cá mái) còn ăn cả cá chết, cá sắp chết hay cá bệnh.

Bí ẩn “quái vật ao hồ” hàm dài kỳ dị, răng sắc như dao

Cá chó kiên nhẫn ẩn mình giữa cây cỏ dưới nước, chúng ngụy trang nhờ những đốm đen trắng trên người và lặng im bất động suốt một thời gian dài, chờ những con mồi lơ đãng đến đúng tầm. Khi thời cơ đến, cá chó lao ra, chộp con mồi bằng hai cái hàm chắc khỏe. Răng của cá chó không thể cắn đứt con mồi mà chỉ có chức năng giữ chặt con mồi và đẩy con mồi xuống thực quản nhờ vào chuyển động xen kẽ của hàm trên và hàm dưới.

Bí ẩn “quái vật ao hồ” hàm dài kỳ dị, răng sắc như dao

Dịch tiêu hóa của cá chó rất mạnh, có thể tiêu hủy không chỉ con mồi mà còn làm tiêu biến luôn cả lưỡi câu, muỗng thép hay dây kim loại. Do vậy, cá chó chẳng ngần ngại gì mà không tấn công và ăn cả những con cá đang bị mắc câu.

Bí ẩn “quái vật ao hồ” hàm dài kỳ dị, răng sắc như dao

Cá chó lớn có hai kẻ thù chính: Cá mút đá và con người. Loại cá này thường bị người ta lùng bắt bởi chúng ăn nhiều loại cá có giá trị kinh tế. Người ta đã biết xem cá chó như là một loại cá dùng cho môn thể thao câu cá. Cá chó vẫn năng động ngay cả vào mùa đông nước giá lạnh, chúng lại rất háu ăn nên dễ bị mắc câu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween

Cũng như các ngày lễ khác, trong lễ Halloween, người ta thường ăn một số món ăn đặc trưng và mang ý nghĩa đặc biệt cho dịp này.

Đăng ngày: 25/10/2018
Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?

Về cơ bản, ngao Tây Tạng (hoặc ngao Tạng) nổi tiếng vì khả năng trung thành tuyệt đối với chủ nhân. Đó là một trong những đặc điểm giúp chúng trở thành loài chó đắt nhất thế giới trong nhiều năm liền.

Đăng ngày: 20/07/2018
Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Lý do quạ giao phối với xác đồng loại

Quạ là loài chim có tập tính xã hội cao và chúng vẫn tiếp tục quan hệ gắn bó cả sau khi chết. Những con quạ sống thường tụ tập và kêu ầm ỹ gần xác đồng loại, theo Live Science.

Đăng ngày: 20/07/2018

"Điểm mặt chỉ tên" những "hung thần" mạnh không kém chó ngao Tây Tạng

Bản tính hung dữ một phần nào đó vẫn tồn tại trong những loài chó đã được thuần dưỡng hiện nay.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể

Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể "vô tư" leo tường vào nhà dân mà chẳng ai sợ - vì sao?

Chúng có thể bơi lội dưới những kênh rạch bao quanh các khu dân cư hay trèo lên các ngôi nhà cao tầng của Nhật Bản để tìm kiếm con mồi yêu thích.

Đăng ngày: 19/07/2018
Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc

Loài rắn mới này được đặt tên là "Bandy-Bandy". Do đặc tính sống chui lủi trong hang, các nhà khoa học Úc rất bất ngờ khi vấp phải nó tại một khu vực gần biển.

Đăng ngày: 18/07/2018
Mò vào hang săn con non, rắn hổ mang bị cầy mangut xé xác

Mò vào hang săn con non, rắn hổ mang bị cầy mangut xé xác

Rắn là chuyên gia đột nhập vào hang hẹp, nơi cầy mangut giấu con non. Khi linh do thám phát hiện có rắn chúng sẽ cất tiếng kêu cảnh báo. Cả bầy kéo tới nghênh chiến kẻ thù.

Đăng ngày: 18/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News