Bí ẩn quanh trái tim thất lạc của pharaoh Tutankhamun
Gần 100 năm sau khi khai quật mộ, các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra trái tim thất lạc của pharaoh Tutankhamun và lý do khiến nó biến mất không một dấu vết.
Howard Carter mở quan tài của pharaoh Tutankhamun gần Luxor, Ai Cập. (Ảnh: Wikimedia Commons)
Theo Ancient Origins, lăng mộ của pharaoh Tutankhamun được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1922 và được khai quật trong những năm sau đó. Đây là một trong những lăng mộ hoành tráng nhất thời Ai Cập cổ đại và cũng chứa đựng nhiều bí ẩn.
Bí ẩn đầu tiên là chất nhựa lỏng màu đen được sử dụng nhiều một cách bất thường trong ngôi mộ. Chúng được đổ vào quan tài và cơ thể của Tutankhamun. Những chất dầu và mỡ này vốn được dùng với mục đích "tái sinh người chết" này lại gây ra những phản ứng hóa học khiến xác ướp bị xuống cấp một cách nghiêm trọng. Các nhà nghiên cứu tìm ra bằng chứng cho thấy loại chất nhựa này được đổ vào hộp sọ của vua Tutankhamun hai lần. Theo họ ước tính, da và vải bọc xác ướp phủ 20 lít dầu ướp.
"Phần lớn những điều bí ẩn đều ở sau lớp dầu đen này", nhà khảo cổ học Howard Carter cho biết vào tháng 10/1925. Khi khai quật, xác ướp của vua Tutankhamun được mô tả như "bị cháy", trong ngôi mộ cũng xuất hiện một vài miếng vải quấn bằng lanh giống như từng bị thiêu rụi.
Bức tranh trong lăng mộ minh họa pharaoh Tutankhamun ôm thần Osiris. (Ảnh: Wikimedia Commons)
Theo kết quả chụp X-quang, xác ướp có thể đã bị treo ngược trong một thời gian. Nhiều khả năng toàn bộ quá trình chôn cất diễn ra rất cẩu thả. Đây là điều khá kỳ lạ vì nghệ thuật ướp xác đã đạt tới đỉnh cao ở giai đoạn này.
Các học giả đặt ra giả thuyết những người chôn cất đã cố gắng khắc họa vua Tutankhamun như thần Osiris, thần cai quản địa ngục. Điều này được thể hiện trên bức tường phía bắc của lăng mộ Tutankhamun. Những bức tranh trong lăng mộ thường biểu thị hình ảnh của người chết hoặc người chết đang được thần Osiris chào đón. Việc thờ phụng chính bản thân hay tư thế ướp xác với tay để gần eo của Tutankhamun cũng cho thấy ông muốn trở thành Osiris. Các nhà nghiên cứu suy đoán Tutankhamun muốn thay đổi trật tự tôn giáo thời Akhenaten.
Trái tim là một bộ phận quan trọng trong văn hóa Ai Cập cổ đại. Người Ai Cập thời xưa tin rằng để hồi sinh ở thế giới bên kia, họ cần một cơ thể hoàn chỉnh. Dù có 4 bình đựng nội tạng trong lăng mộ Tutankhamun, các nhà khoa học không tìm thấy trái tim của vị pharaoh này. Trái tim của ông được thay thế bằng một mặt đá hình bọ hung.
Quan tài còn nguyên vẹn của pharaoh Tutankhamun trong lăng mộ KV62. (Ảnh: Wikimedia Commons)
Trong thực tế, quan tài vẫn còn nguyên vẹn khi nhóm nghiên cứu tìm thấy. Vì vậy, họ bác bỏ khả năng tim Tutankhamun bị trộm. Có thể tim ông bị hỏng trong quá trình ướp xác. Theo nghiên cứu của Chris Naunton, giám đốc Hiệp hội Thám hiểm Ai Cập, trái tim nhiều khả năng bị tiêu hủy trong các phản ứng hóa học do dầu ướp và vải liệm gây ra.
Nhà nghiên cứu Salima Ikram cho rằng nếu trái tim bị đánh cắp, những kẻ trộm mộ sẽ nhiễm độc từ dầu và vải liệm. Trong trường hợp trái tim hư hỏng trong quá trình ướp xác, nó phải được thay thế bằng một trái tim khác. Một giả thuyết khác là trái tim Tutankhamun được sử sụng để phục vụ một phương pháp ướp xác mới.
Một chiếc dây chuyền tim bọ hung. (Ảnh: Wikimedia Commons)
Tuy nhiên, nhà Ai Cập học Sofia Aziz lại nhận định không phải lúc nào trái tim cũng được để trong xác ướp. Bộ não người chết cũng không phải luôn được gỡ bỏ. Nghiên cứu mới đây cho thấy nhiều xác ướp không có tim hoặc tim được thay thế bằng một lá bùa. Xác ướp không có tim của Tutankhamun không phải là trường hợp đặc biệt.
Theo phỏng đoán của các nhà nghiên cứu, nếu Tutankhamun thực sự muốn khôi phục huyền thoại thần Osiris, trái tim của ông có thể được chôn cất tại các trung tâm giáo phái liên quan đến thần Osiris hoặc tại Abydos, nơi đặt một trong những trung tâm thờ cúng chính của ông.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Vật thể nghi smartphone trong tranh vẽ thế kỷ 17
Trong bức tranh "Mr. Pynchon and the Settling of Springfield" người này đang cầm một đồ vật trên tay phải, trông rất giống tư thế người thời nay cầm smartphone và vuốt màn hình bằng ngón cái.

Thành phố của giới siêu giàu La Mã cổ đại chìm dưới đáy biển
Thành phố Baiae nằm dưới lòng đại dương từng là nơi dành cho tầng lớp giàu có thời La Mã với nhiều công trình xa hoa lộng lẫy.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.
