Bí ẩn suốt hàng nghìn năm về nguồn sông Nile

Từ thời Ai Cập cổ đại và La Mã, con người đã nỗ lực truy tìm nguồn sông Nile. Theo truyền thống Ai Cập cổ đại, vị thần Osiris được cho là người đã tìm ra nguồn sông Nile và gieo xuống đất để mang lại cuộc sống cho người dân. Trong khi đó, các nhà thám hiểm La Mã như Herodotus cũng đã lưu lại những kỷ vật về sông Nile trong hành trình khám phá thế giới của họ.

Việc truy tìm nguồn của sông Nile - dòng sông dài nhất Trái đất với chiều dài hơn 6.650km - khiến con người bối rối suốt hàng nghìn năm. Kể cả ngày nay, trong thời đại dồi dào kiến thức địa vật lý và có hệ thống vệ tinh phong phú, vấn đề này vẫn không hề đơn giản.

Bí ẩn suốt hàng nghìn năm về nguồn sông Nile
Sông Nile là sông dài nhất thế giới, chảy qua đông bắc châu Phi với chiều dài hơn 6.650km. (Ảnh: Emre Akkoyun).

Nếu trả lời một cách rút gọn, sông Nile có hai nguồn chính: sông Nile Xanh từ Ethiopia - đóng góp 2/3 tổng lượng nước sông Nile - và sông Nile Trắng từ chuỗi Hồ Lớn châu Phi. Tuy nhiên, nếu nhìn lại lịch sử, mọi thứ sẽ không ngắn gọn như vậy.

Người La Mã cổ đại có thành ngữ "Nili caput quaerere", nghĩa là "Tìm nguồn sông Nile" trong tiếng Latin. Thành ngữ này được sử dụng để mô tả một nỗ lực điên cuồng, cố gắng làm điều bất khả thi.

Không ngại thử thách, người La Mã từng cố gắng truy tìm nguồn sông Nile trong một nhiệm vụ mà hoàng đế Nero đề ra vào năm 60 - 61. Với sự giúp đỡ của những người dẫn đường Ethiopia, một nhóm nhỏ cận vệ của hoàng đế đã đi dọc theo sông Nile, tới vùng đất bí ẩn thuộc châu Phi.

Không rõ cuộc truy tìm kết thúc ở đâu, nhưng theo lời kể, nhóm cận vệ đã tới một vùng nước lớn và tin rằng đó là nguồn. Một số người cho rằng nơi này là một hẻm núi gần Juba, Nam Sudan, ngày nay. Số khác lại nghĩ họ đã đi xa hơn về phía nam, tới gần thác Murchison ở Uganda.

Dù là địa điểm nào, nhóm cận vệ cũng thất bại trong việc giải quyết bí ẩn. Hoàng đế Nero chết do tự sát vào năm 68, và có vẻ nhiệm vụ cũng bị loại bỏ sau khi người La Mã loại trừ khả năng vượt qua Ai Cập, xâm lược châu Phi sâu hơn.

Trước người La Mã, người Ai Cập cổ đại cũng rất muốn tìm ra nguồn gốc của sông Nile, đặc biệt là khi nền văn minh này dựa vào nước sông Nile để nuôi dưỡng đất và làm tuyến đường vận chuyển. Theo lời kể, người Ai Cập đã lần theo sông Nile đến tận thủ đô Khartoum, Sudan. Một chuyến thám hiểm do pharaoh Ptolemy II Philadelphus (cai trị Ai Cập vào thế kỷ 3 trước Công nguyên) chỉ đạo đã xác định sông Nile Xanh có thể bắt nguồn từ vùng núi của Ethiopia.

Việc tìm hiểu sông Nile Xanh đã đi đúng hướng, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy người Ai Cập cổ đại từng khám phá một mảnh ghép quan trọng khác của câu đố: sông Nile Trắng.

Bí ẩn suốt hàng nghìn năm về nguồn sông Nile
Hồ Victoria nhìn từ không gian. (Ảnh: ESA)

Ngày nay, phần lớn chuyên gia đồng ý rằng sông Nile có hai nguồn chính: sông Nile Xanh và sông Nile Trắng, gặp nhau ở Khartoum, Sudan, trước khi tiếp tục chảy về phía bắc, tới Ai Cập. Sông Nile Xanh bắt nguồn từ hồ Tana tại Ethiopia, trong khi sông Nile Trắng bắt nguồn từ khu vực xung quanh hồ Victoria ở Jinja, Uganda.

Đây là lý do tại sao hồ Victoria, hồ lớn nhất châu Phi tính theo diện tích, thường xuyên được coi là nguồn của sông Nile. Tuy nhiên, nhà thám hiểm nổi tiếng Christopher Ondaatje giải thích trên tạp chí Geographical năm 2016, bản thân Victoria là hồ chứa được các con sông khác cung cấp nước.

Năm 1996, Ondaatje mạo hiểm thực hiện chuyến thám hiểm xuyên châu Phi để xác định nguồn sông Nile và phát hiện, nước của hồ Victoria chảy vào hồ Albert. Sông Nile Trắng không trực tiếp chảy ra từ hồ Albert mà từ sông Kagera và sông Semliki. Hai sông này bắt nguồn từ dãy núi Ruwenzori ở Congo.

Cuối cùng, ông kết luận, sông Nile Trắng có thể bắt nguồn từ sông Kagera và sông Semliki. "Dãy Ruwenzori là nguồn cung cấp nước sông Nile quan trọng như hồ Victoria", ông viết.

Tóm lại, sông Nile không phải chỉ có một nguồn duy nhất mà được nuôi dưỡng bởi một hệ thống phức tạp gồm các con sông và vùng nước khác. Dù nhiều người cho rằng có thể xác định nguồn chính xác dựa vào bản đồ, sự thật hiếm khi đơn giản như vậy.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Thái Lan khẩn trương tìm kiếm ống chứa chất phóng xạ biến mất khỏi nhà máy điện

Thái Lan khẩn trương tìm kiếm ống chứa chất phóng xạ biến mất khỏi nhà máy điện

Giới chức Thái Lan đang nỗ lực tìm kiếm một ống chứa chất phóng xạ nguy hiểm đã biến mất bí ẩn từ một nhà máy điện.

Đăng ngày: 16/03/2023
Plasma là gì?

Plasma là gì?

Plasma là trạng thái vật chất phổ biến nhất và liên quan đến nhiều hiện tượng trong vũ trụ nhưng các nhà khoa học vẫn chưa hiểu rõ về nó.

Đăng ngày: 16/03/2023
Quả núi trắng như tuyết sừng sững giữa đồng bằng xanh tươi: Không ngờ là bãi rác khổng lồ!

Quả núi trắng như tuyết sừng sững giữa đồng bằng xanh tươi: Không ngờ là bãi rác khổng lồ!

Dù đứng ở bất kỳ đâu tại thị trấn Herringen bạn cũng có thể nhìn rõ núi Monte Kali.

Đăng ngày: 15/03/2023
Kỷ lục thế giới về vụ lở đất nhanh nhất trong lịch sử

Kỷ lục thế giới về vụ lở đất nhanh nhất trong lịch sử

Năm 1980, một trận động đất khổng lồ trên núi lửa St. Helens gây ra vụ lở đất nhanh nhất trong lịch sử với tốc độ 402.3km/h, theo Kỷ lục Thế giới Guinness.

Đăng ngày: 15/03/2023
Người phụ nữ đầu tiên xuất hiện trên đồng won của Hàn Quốc là ai?

Người phụ nữ đầu tiên xuất hiện trên đồng won của Hàn Quốc là ai?

Bà Shin Saimdang (1504-1551) nổi tiếng trong lịch sử Hàn Quốc với tư cách là nữ nghệ sĩ tiêu biểu của giai đoạn trung kỳ thời Joseon, vừa là một người mẹ với nhân cách tuyệt vời đã đào tạo nên một học giả thiên tài.

Đăng ngày: 15/03/2023
Có thứ gì ẩn sau những cánh cửa an toàn nhất thế giới?

Có thứ gì ẩn sau những cánh cửa an toàn nhất thế giới?

Những cánh cửa này thường được làm rất dày, với những bộ khóa phức tạp và đôi khi chúng còn có thể chống lại được những vụ nổ đến từ bom hạt nhân.

Đăng ngày: 15/03/2023
Bí ẩn mỏ kim loại quý hơn vàng: Rất quan trọng trong chế tạo tên lửa nhưng độc tính rất mạnh và cực khan hiếm

Bí ẩn mỏ kim loại quý hơn vàng: Rất quan trọng trong chế tạo tên lửa nhưng độc tính rất mạnh và cực khan hiếm

Đây là một kim loại quý hiếm bậc nhất nhưng cực kì độc hại.

Đăng ngày: 14/03/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News