Mất bao lâu để đến được hệ sao khác ngoài Hệ Mặt trời?
Một nhóm các nhà vật lý quyết định ước tính xem chúng ta mất bao nhiêu thời gian để đến được các hệ sao khác trong Dải Ngân hà bằng các tàu vũ trụ hiện có.
Nhóm nghiên cứu đã xem xét 4 con tàu thăm dò vũ trụ do NASA phóng vào không gian. Các tính toán giúp chúng ta hình dung, thời gian nhân loại sẽ phải chờ đợi để thoát ra ngoài Hệ Mặt trời.
Tất cả cho thấy, các nhà du hành vũ trụ sẽ phải chờ thêm một thời gian nữa. Có thể hàng chục nghìn năm trôi qua cho đến khi có con tàu vũ trụ nào đó bay được đến gần hệ hành tinh khác. Nếu nói về việc tiếp xúc trực tiếp với nền văn minh ngoài Trái đất, thì nhân loại sẽ phải chờ vài tỷ năm.
Tàu Voyager 1.
Hai nhà khoa học Coryn Bailer-Jones ở Viện Thiên văn học Max Plack (Đức) và Davide Farnocchia ở Phòng Thí nghiệm Động cơ phản lực của NASA (Mỹ), đã phân tích các dữ liệu mới nhất do Kính thiên văn không gian Gaia (của Cơ quan Vũ trụ châu Âu) cung cấp để đưa ra kết luận như trên.
Bản đồ vũ trụ mới nhất giới thiệu vị trí của khoảng 7,2 triệu ngôi sao. Các dữ liệu được liên kết với đường bay dự kiến của các tàu vũ trụ Pioneer 10, Pioneer 11, Voyager 1 và Voyager 2. Kết quả mang lại không hề “dễ chịu”.
Trong vòng 1 triệu năm tới, 4 tàu vũ trụ nói trên sẽ bay đến gần khoảng 60 ngôi sao. Chúng cũng sẽ ở rất gần khoảng 10 ngôi sao trong số đó. Tuy nhiên ở đây cần nhấn mạnh, “ở rất gần” có nghĩa là ở khoảng cách 2 parsec, tức là 6 năm ánh sáng.
Tàu thăm dò vũ trụ Pioneer 10 có cơ hội lớn nhất để đến gần hệ sao “một cách nhanh nhất”. Sau khoảng 90.000 năm nữa, nó sẽ bay qua hệ sao HIP 117795, thuộc chòm sao Thiên Hậu.
Tất nhiên các tàu thăm dò vũ trụ tương lai không buộc phải đi theo cùng con đường như vậy, nhưng công nghệ thì luôn tiến lên phía trước. Hệ thống sao kép Alpha Centauri ở cách chúng ta 4,37 năm ánh sáng (1,34 parsec). Với vận tốc hiện nay, tàu Voyager 1 có thể đến hệ sao này sau 80.000 năm.
Các tính toán trên, mặc dù chưa được xem xét cụ thể, nhưng đã giúp chúng ta hình dung về kích cỡ các thiên hà cũng như vũ trụ nói chung. Chúng ta sẽ buộc phải tìm ra công nghệ mới, tốt hơn nếu chúng ta muốn vượt ra khỏi Hệ Mặt trời.
Đây chắc chắn là công việc cho một vài thế hệ; còn các chuyên gia cho rằng, một ngày nào đó chúng ta có thể du hành với vận tốc gần bằng vận tốc ánh sáng. Điều đó sẽ giúp chúng ta đến được hệ sao Alpha Centauri sau khoảng 4 năm.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?
Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.
