Thú vị cách chim hồng hạc kiếm ăn dưới nước được hé lộ thông qua camera giấu kín dưới nước
Thật thú vị khi được quan sát cách những con chim hồng hạc kiếm thức ăn từ góc nhìn dưới nước trông như thế nào.
Bạn có thể đã từng nhìn thấy hồng hạc thò đầu vào nước để kiếm ăn, nhưng bạn đã bao giờ nhìn thấy nó trông như thế nào từ dưới bề mặt nước hay chưa?
Sở thú San Diego, Mỹ mới đây đã quyết định ghi lại cảnh những con chim hồng hạc kiếm thông qua camera giấu kín dưới nước. Với những ai chưa có dịp quan sát cảnh tượng này thì video này sẽ đem tới những góc nhìn vô cùng thú vị về cách những con chim hồng hạc kiếm ăn.
Chim hồng hạc là một loài chim khá đặc biệt.
Mô tả trong phần video, sở thú San Diego viết: "Những con chim màu hồng xinh xắn này kiếm ăn bằng cách hút nước và bùn ở phía trước mỏ, rồi sau đó bơm ra hai bên".
Chim hồng hạc là một loài chim khá đặc biệt vì cấu tạo mỏ của chúng khác với phần lớn các loài chim khác, bởi mỏ trên của chúng khá linh hoạt trong khi mỏ dưới bị nẹp cố định. Vì vậy khi ăn dưới nước, chúng thường lộn ngược đầu và chúc mỏ lên trên.
Chúng thường dùng chân để khuấy động nước và làm thức ăn thường là các động vật, giáp xác nhỏ nổi lên. Khi đó chúng há miệng để nước tràn vào sau đó dùng lực đẩy nước đi qua mũi. Cấu tạo mũi của chúng cho phép nó lọc thức ăn dễ dàng.
Mời bạn đọc theo dõi chi tiết video 2,5 phút ghi lại cảnh chim hồng hạc kiếm ăn dưới nước:

15 loài vật khiến con người sợ hãi nhưng lại rất hiền lành
Chúng bị nhầm lẫn, gán ghép cho những hiện thân của ác quỷ nhưng trên thực tế những loài vật này rất hiền lành và hoàn toàn vô hại.

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt
Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo
Đuôi mèo dựng thẳng thể hiện sự tự tin, trong khi đuôi cong như dấu hỏi là biểu hiện của sự thân thiện, còn xù đuôi có nghĩa sợ hãi.

Phát hiện "giác quan thứ 6" ở chuột
Các nhà khoa học đã phát hiện thấy "giác quan thứ 6" có thể nhận biết ánh sáng mà không cần thị giác. Nhóm các nhà khoa học thuộc trường đại học Duke ở North Carolina (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu với 6 con chuột.

Lý giải được tại sao loài chuột lang nước không bị mắc ung thư
Các nhà khoa học vừa lý giải được cách thức mà loài chuột lang nước với kích thước lớn của cơ thể giảm thiểu được nguy cơ ung thư.

Loài ngựa lùn độc nhất thế giới
Ngựa lùn Shetland chỉ cao bằng một đứa trẻ nhưng có sức kéo bằng một con bò và là loài ngựa thông minh nhất hiện nay. Chúng được người dân Scltlan coi như linh vật quốc gia.
