Bỉ có tỷ lệ ong chết trong mùa Đông cao nhất tại châu Âu

Trong một báo cáo do Ủy ban châu Âu công bố hôm 7/4, Bỉ là quốc gia có tỷ lệ ong chết nhiều nhất tại châu Âu trong mùa Đông năm 2012-2013. Việc thụ phấn đóng vai trò rất quan trọng trong nông nghiệp nhưng ít nhất 33,6% số lượng ong không thể sống sót đến mùa Xuân.

>>> Thiếu ong mật, sản lượng cây trồng nhiều nước bị đe dọa

Nghiên cứu mang tên "Epilobee" do phòng thí nghiệm Anses tại Sophia Antipolis chuyên về tham chiếu sức khỏe loài ong tiến hành bằng việc quan sát 31.800 đàn ong tại 3.300 cơ sở nuôi ong của 1.350 thanh tra viên trong ba khoảng thời gian: mùa Thu năm 2012, mùa Xuân năm 2013 và mùa Hè năm 2013 tại 17 quốc gia châu Âu.

Bỉ có tỷ lệ ong chết trong mùa Đông cao nhất tại châu Âu
Ong có vai trò quan trọng trong ngành nông nghiệp. (Ảnh: miriadna.com)

Một sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam châu Âu được ghi nhận. Tỷ lệ ong chết cao nhất tại Bỉ, sau đó đến Anh (28,8%), Thụy Điển (28,7%) và hơn 23% tại Estonia và Phần Lan.

Các quốc gia miền Nam châu Âu có tỷ lệ ong chết thấp hơn (10%) là Italy (5,3%), Hy Lạp (6,6%), Tây Ban Nha (9,5%).

Vào mùa sản xuất mật, giữa mùa Xuân và mùa Hè, tỷ lệ ong chết ít hơn mùa Đông. Để xác định nguyên nhân, nghiên cứu xem xét sự hiện diện hoặc vắng mặt của các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, ve.

Năm ngoái EC quyết định cấm sử dụng bốn loại thuốc trừ sâu do hậu quả các sản phẩm này ảnh hưởng đến số lượng loài ong.

Theo Ủy viên châu Âu phụ trách sinh thái, Tonio Borg, ong hoang dã không được chú ý trong khi tình trạng này trở nên đáng lo ngại. Nghiên cứu do EC tài trợ tiếp tục được thực hiện trong năm nay.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.

Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.

Đăng ngày: 22/07/2018
Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Theo FDA, vi khuẩn Vibrio thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Đăng ngày: 21/07/2018
Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện ra 2 loài hoa lan mới, có vẻ đẹp khá độc đáo.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây được nhắc đến chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa của Nhật Bản.

Đăng ngày: 19/07/2018
Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Dâm bụt là loài cây dễ sống, thường được trồng làm hàng rào và cho hoa màu đỏ thắm khá đẹp.

Đăng ngày: 19/07/2018
Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Cây xương rồng dị dạng nhưng có giá trị tới hàng tỷ đồng này là giống cây hiếm Haageocereus tenuis, dự kiến sẽ bị tuyệt chủng vào năm 2024.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News