Bị đe dọa bất ngờ, tàu Nga phải khai hỏa "cứu" trạm ISS

Các động cơ đẩy của tàu Nga Progress 83 đang làm nhiệm vụ tiếp tế đã phải khai hỏa trong 6 phút để đẩy quỹ đạo của Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) lên một chút nhằm tránh một vụ va chạm.

Theo thông báo của NASA vào tối 8-3, sự kiện xảy ra vào lúc 7 giờ 42 phút sáng 6-3 theo giờ miền Đông nước Mỹ (tương ứng với 19 giờ 42 phút tối cùng ngày theo giờ Việt Nam).

Đây là quyết định chung của các cơ quan vũ trụ của nhiều nước đang tham gia ISS, sau khi một vật thể không gian đe dọa cắt ngang quỹ đạo của trạm. Nhiệm vụ đã thành công tốt đẹp.

Bị đe dọa bất ngờ, tàu Nga phải khai hỏa cứu trạm ISS
Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS.

Tàu Progress 83 là một tàu chở hàng tiếp tế được gửi từ Cơ quan Vũ trụ Nga (Roscosmos), "cập bến" ISS vào ngày 11-2. Hiện tàu Nga này vẫn đang được neo đậu tại trạm, do đó có thể dùng động cơ của mình để di chuyển trạm những khoảng cách ngắn.

Tờ Space dẫn lời nhà khoa học Sandra Jones từ Trung tâm Vũ trụ Johnson của NASA cho biết mối đe dọa được cho là đến từ Nusat-17, một vệ tinh quan sát Trái đất của Argentina phóng vào năm 2020, điều hành bởi công ty dữ liệu không gian địa lý Satellogic của nước này.

Tiến sĩ Jonathan McDowell từ Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard-Smithsonian (Mỹ) cho biết Nusat-17 đang bị phân rã quỹ đạo, tức bay không đúng với quỹ đạo ban đầu nữa, và có dấu hiệu chồng lấn lên quỹ đạo ISS, điều có thể dẫn đến vụ va chạm.

NASA đã nhận được thông báo chỉ 30 giờ trước thời điểm nguy cơ va chạm xảy ra, khiến họ và các đối tác phải tính toán khẩn cấp phương án giải cứu.

Theo một báo cáo của cơ quan vũ trụ này vào tháng 12-2022, ISS đã thực hiện tổng cộng 32 lần di dời để tránh các vệ tinh và mảnh vỡ không gian kể từ năm 1999. Sự việc này có thể thường xuyên hơn trong tương lai bởi từ lâu các nhà khoa học đã cảnh báo xung quanh quỹ đạo của trạm tràn ngập rác không gian từ các vệ tinh, tàu vũ trụ đã hư hỏng.

Va chạm vũ trụ có thể gây nhiều nguy hiểm đối với những người đang làm việc tại ISS cũng như thiệt hại cho trạm. Gần đây 2 tàu Nga khác đã liên tiếp gặp nạn, bao gồm một tàu chở người Soyuz và một tàu chở hàng Progress khác, đều bị rò rỉ chất làm mát.

Trong đó, tàu Soyuz đã được NASA và Roscosmos cùng xác định là do một mảnh vỡ hoặc một tảng đá không gian nhỏ va chạm. Vụ việc khiến 3 phi hành gia từ 2 cơ quan này suýt bị " mắc kẹt" ở ISS vì không có phương tiện để về.

Roscosmos đã điều tàu Soyuz trống khác lên trạm để thay thế, tuy nhiên các phi hành gia này sẽ phải kéo dài thời gian làm việc thêm vài tháng trong khi chờ Nga "xuất xưởng" thêm một tàu Soyuz khác, bởi chiếc đáng lẽ chở 3 phi hành gia khác lên tiếp quản nhiệm vụ thay cho họ đã dùng cho sứ mệnh giải cứu.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Trung Quốc hé lộ bể nhiên liệu cho tên lửa hạng siêu nặng

Trung Quốc hé lộ bể nhiên liệu cho tên lửa hạng siêu nặng

Trung Quốc chế tạo bể nhiên liệu đẩy rộng 9,5m, hướng tới việc phát triển tên lửa Trường Chinh 9 với sức chở 150.000kg hàng hóa.

Đăng ngày: 08/03/2023
Mỹ công bố hình ảnh

Mỹ công bố hình ảnh "UFO" 1.800 năm trước "trỗi dậy từ ngôi mộ vũ trụ"

Tàn dư 1.800 năm sau của vật thể vũ trụ từng được các nhà thiên văn cổ đại Trung Quốc gọi là " ngôi sao khách" đã được các nhà khoa học Mỹ ghi lại trong ánh sáng màu đỏ máu ma quái.

Đăng ngày: 08/03/2023
Tên lửa thế hệ mới H3 của Nhật Bản phải tự hủy trong lần phóng đầu tiên

Tên lửa thế hệ mới H3 của Nhật Bản phải tự hủy trong lần phóng đầu tiên

Ngày 7/3, tên lửa thế hệ mới H3 của Nhật Bản đã được phóng thử lần đầu tiên nhưng chưa thành công.

Đăng ngày: 08/03/2023

"Thế giới hư không” có thể là quê hương ngoài hành tinh của chúng ta

Lý thuyết về việc sự sống Trái đất có nguồn gốc ngoài hành tinh đã hiện diện từ lâu và ngày càng được chấp nhận rộng rãi sau nhiều bằng chứng được củng cố.

Đăng ngày: 07/03/2023
Chứng minh EpiPen trở nên độc hại trong vũ trụ, học sinh tiểu học Canada đã dạy NASA một bài học

Chứng minh EpiPen trở nên độc hại trong vũ trụ, học sinh tiểu học Canada đã dạy NASA một bài học

Một nhóm học sinh tiểu học ở Canada gần đây đã chỉ trích các nhà khoa học của NASA khi các em đã phát hiện ra rằng EpiPen cứu người có thể trở thành chất độc khi được phóng vào vũ trụ.

Đăng ngày: 07/03/2023
Cực quang xuất hiện nhiều do vết đen mặt trời?

Cực quang xuất hiện nhiều do vết đen mặt trời?

Cực quang, thường chỉ được tìm thấy ở Bắc Cực và châu Nam Cực, đã làm nhân loại mê hoặc và tò mò trong nhiều thế kỷ và sẽ tiếp tục thu hút sự chú ý ở tương lai.

Đăng ngày: 07/03/2023
Một phần của Mặt trời bị vỡ rời, cuốn vào vòng xoáy cực

Một phần của Mặt trời bị vỡ rời, cuốn vào vòng xoáy cực

Các thiết bị của NASA đã ghi lại được khoảnh khắc một phần của Mặt Trời dường như bị tách rời hẳn và bị cuốn vào một cơn lốc xoáy cực.

Đăng ngày: 07/03/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News