Bị hải cẩu báo truy đuổi, chim cánh cụt vội vàng nhảy lên thuyền của du khách để trốn
Con chim cánh cụt Adelie lánh lạn trên thuyền chở du khách và được đưa trở về núi băng trôi an toàn sau cuộc rượt đuổi của hải cẩu báo.
Chim cánh cụt thoát hiểm nhờ nhảy lên thuyền chở du khách. (Video: Caters)
Nhiếp ảnh gia kiêm hướng dẫn viên Vladimir Seliverstov đến từ Nga ghi hình con chim cánh cụt Adelie trên thuyền trong chuyến thám hiểm ở Nam Cực. Con chim cánh cụt nhảy lên thuyền trong lúc chạy trốn hải cẩu báo. Sau khi thoát nạn, nó đi lại xung quanh và được du khách trên thuyền trả về với đồng loại trên núi băng trôi gần đó.
"Tôi đã chụp ảnh động vật hoang dã trong hơn 20 năm. Tôi chưa bao giờ trải qua điều gì tương tự như vậy trước đây nhưng một số bạn bè của tôi đã gặp. Chim cánh cụt có thể rất thoải mái với con người nhưng không phải mọi cá thể đều vậy", Seliverstov chia sẻ.
Con chim cánh cụt nhảy lên thuyền trong lúc chạy trốn hải cẩu báo.
Chim cánh cụt Adelie là loài chim cánh cụt phổ biến nhất ở Nam Cực. Chúng thích nghi tốt khi trên biển có ít băng hơn và tận hưởng điều kiện kiếm ăn thuận lợi này. Trong môi trường không có băng, chim cánh cụt Adelie có thể di chuyển nhiều hơn bằng cách bơi lội và tiếp cận nguồn thức ăn dễ dàng hơn. Đối với chim cánh cụt, bơi là cách di chuyển nhanh gấp 4 lần đi bằng chân. Chúng có thể rất nhanh nhẹn dưới nước nhưng lại khá chậm chạp khi đi trên cạn, theo nhà nghiên cứu Yuuki Watanabe ở Viện nghiên cứu vùng cực tại Mỹ.
Trong những thập kỷ gần đây, Nam Cực có diện tích băng trên biển tăng ổn định trong khi Bắc Cực trải qua sự sụt giảm mạnh. Từ lâu các nhà sinh vật học vùng cực đã biết chim cánh cụt có xu hướng tăng số lượng vào năm băng trên biển thưa thớt và sinh sản kém vào thời gian băng trên biển mở rộng nhiều nhất.
Hải cẩu báo có thể nặng tới hơn 380kg và có thể sống 12 - 15 năm trong tự nhiên. Chúng là động vật săn mồi nguy hiểm, chuyên ăn động vật máu nóng như các loài hải cẩu khác và chim chóc. Chúng có thể nhắm vào chim cánh cụt khi loài chim nhảy từ thềm băng xuống nước biển Nam Cực lạnh giá.

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?
Cách đây khoảng 18 triệu năm, trên Trái đất đã có một loài thực vật là cây dâu. Cây dâu vốn sinh trưởng ở khu vực nóng ẩm, là loài cây xanh quanh năm, sau khi đến với vùng ôn đới mới dần dần trở thành loài cây rụng lá.

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét
Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

“Một bầy tang tình con xít“: Không ngờ con xít đẹp thế này
"Trống cơm" là bài dân ca nổi tiếng mà ai cũng từng nghe. Trong bài này có câu "một bầy tang tình con xít, ớ mấy lội, lội, lội sông ớ mấy đi tìm em nhớ thương ai…”. Vậy con xít là con gì?

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?
Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Giới thiệu về loài hổ và con hổ to nhất thế giới
Hổ được coi là một trong những loài vật quý trong văn hóa và tôn giáo của một số quốc gia Đông Á. Trong văn hóa Việt Nam, hổ được xem như một biểu tượng của sức mạnh, can đảm và sự chung thủy.
