Bị hổ ngoạm cổ, lợn rừng chật vật phản đòn để giành sự sống

Hổ cái ngoạm cổ lợn rừng, vừa lôi đi vừa dùng chân trước tấn công, trong khi con mồi cố gắng vùng vẫy để thoát thân.

Nhiếp ảnh gia M.D. Parashar ghi hình trận chiến giữa hổ và lợn rừng trong vườn quốc gia Ranthambore, bang Rajasthan, miền bắc Ấn Độ, sáng hôm 25/1. Trong video dài khoảng 20 giây, con hổ đang vật lộn với lợn rừng, xung quanh là nhiều thân cây và lá khô.

Hổ ngoạm chặt cổ lợn rừng Ấn Độ. Nó cũng dùng chân trước với những chiếc móng lớn đập vào mặt con mồi. Trong khi đó, lợn rừng kêu thảm thiết và cố gắng tìm cách thoát thân.

Parashar cho biết, kẻ săn mồi trong video là hổ cái mang tên Noor Tigress T-39. Nó đã đẻ vài lứa trong thời gian từ năm 2012 đến năm 2016. Hổ được xếp vào nhóm động vật nguy cấp trong Sách Đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN). IUCN ước tính, chỉ còn khoảng 3.500 con hổ ngoài tự nhiên.


Hổ ngoạm chặt cổ lợn rừng Ấn Độ.

Lợn rừng Ấn Độ khác với "họ hàng" châu Âu ở phần thân lớn, hộp sọ lớn hơn và tai nhỏ hơn. Khi trưởng thành, loài vật này có thể nặng khoảng 130 kg. Tại Ấn Độ, lợn rừng là một nguồn thức ăn của hổ. Ngoài ra, hổ cũng ăn những sinh vật nhỏ hơn như chim, động vật gặm nhấm, và những sinh vật lớn hơn như hươu, thậm chí voi con.

Dù là loài nguy cấp trong Sách Đỏ, số lượng hổ đã tăng trở lại ở Ấn Độ trong những thập kỷ gần đây nhờ Dự án Hổ do chính phủ nước này đưa ra vào năm 1973. Dự án tuyên bố hổ là động vật quốc gia của Ấn Độ và đổ tiền tài trợ cho các nỗ lực bảo tồn.

Theo báo cáo Tình trạng Hổ Ấn Độ năm 2018, ước tính có 2.967 con hổ tại nước này, chiếm hơn 4/5 toàn cầu, tăng đáng kể so với ước tính năm 2010 là 1.706 con. Ngày nay hổ được nhiều người Ấn Độ tôn kính. Một con hổ cái mang tên T15 hay Collarwali thậm chí được tổ chức lễ tang sau khi chết trong Công viên Quốc gia Pench, Padhya Pradesh, hồi đầu năm nay. Collarwali trở nên nổi tiếng vì sinh tới 29 hổ con và nhận biệt danh "Supermom" (Người mẹ siêu phàm).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những cặp mắt dị thường của động vật (II)

Những cặp mắt dị thường của động vật (II)

Những tổ chức sinh vật khác nhau tiến hóa để quan sát thế giới theo cách khác nhau, với cấu tạo mắt tối ưu hóa cho các kiểu tồn tại đa dạng.

Đăng ngày: 04/04/2025
Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)

Những cặp mắt dị thường nhất của động vật (I)

Theo các nhà khoa học, mắt của động vật tiến hóa cách đây khoảng 540 triệu năm như là cơ quan phát hiện ánh sáng giản đơn.

Đăng ngày: 04/04/2025
Thực hư loài rắn cắn 1 phát phải đi tìm quả chuối chín để ăn vì sau chỉ được... cúng chuối xanh!

Thực hư loài rắn cắn 1 phát phải đi tìm quả chuối chín để ăn vì sau chỉ được... cúng chuối xanh!

Đây là loài rắn rất đa dạng và phân bố rất nhiều ở Việt Nam nước ta, vậy danh tính của chúng là gì và có thật sự nguy hiểm hay không?

Đăng ngày: 03/04/2025
Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 29/03/2025
Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?

Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?

Cách đây khoảng 18 triệu năm, trên Trái đất đã có một loài thực vật là cây dâu. Cây dâu vốn sinh trưởng ở khu vực nóng ẩm, là loài cây xanh quanh năm, sau khi đến với vùng ôn đới mới dần dần trở thành loài cây rụng lá.

Đăng ngày: 29/03/2025
Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Đăng ngày: 28/03/2025
“Một bầy tang tình con xít“: Không ngờ con xít đẹp thế này

“Một bầy tang tình con xít“: Không ngờ con xít đẹp thế này

"Trống cơm" là bài dân ca nổi tiếng mà ai cũng từng nghe. Trong bài này có câu "một bầy tang tình con xít, ớ mấy lội, lội, lội sông ớ mấy đi tìm em nhớ thương ai…”. Vậy con xít là con gì?

Đăng ngày: 26/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News