Bị linh dương con liều mạng tấn công, báo đốm có hành động "đáp trả" kỳ lạ

Chứng kiến hành động kỳ lạ của linh dương, báo đốm tỏ ra bất ngờ, nhưng cũng nhanh chóng đáp trả theo cách ít ai ngờ tới.

Trong tự nhiên, đôi khi người ta được chứng kiến những hành động kỳ lạ của các loài động vật khi chúng tương tác với nhau mà không thể tìm được lời lý giải.

Điển hình như phản ứng khó hiểu của chú linh dương dưới đây khi nó bất ngờ gặp phải một con báo đốm - kẻ săn mồi lão luyện bậc nhất trong thế giới động vật.

Bất chấp sự chênh lệch về kích thước cũng như mức độ nguy hiểm thấy rõ, song con linh dương có lẽ do chưa từng đụng độ với kẻ săn mồi trước đây, nên tỏ ra không chút sợ hãi.

Thậm chí sau một lúc thăm dò, linh dương còn chuyển sang "chế độ chiến đấu". Nó lao tới, dùng đầu húc về phía con báo đầy hung hãn. Nhưng tất nhiên là hành động này chẳng thể nào gây ra thương tích cho báo.

Điều kỳ lạ là con báo dường như cũng bất ngờ trước hành động này. Nó sững người lại một chút, nhưng rồi chẳng hề có động thái nào muốn tung đòn kết liễu.

Thay vào đó, nó chỉ nằm dài ra để quan sát linh dương một cách thích thú, rồi thậm chí quay lưng bỏ đi, chẳng thèm đoái hoài tới. Có lẽ việc con mồi tỏ ra quá vô hại khiến con báo trong giây lát đã đánh mất bản năng của kẻ đi săn.

Ngay cả sau đó nhiều tiếng đồng hồ, khi trời đã tối, báo vẫn chưa "xuống tay" làm hại linh dương, nhưng cũng đồng thời không để nó trốn thoát. Theo người ghi lại đoạn video, hai con vật dường như đã biến mất vào sáng hôm sau mà chẳng để lại chút dấu tích nào.

Bị linh dương con liều mạng tấn công, báo đốm có hành động đáp trả kỳ lạ
Màn đối đầu kỳ lạ giữa báo đốm và linh dương con.

Linh dương Nyala (Tragelaphus angasii) là một loài linh dương thuộc họ Bovidae, bộ Artiodactyla. Đặc điểm nhận dạng của chúng là có khoảng 10 sọc trắng trở lên ở hai bên thân. Ngoài ra, các đặc điểm khác của chúng khá tương đồng với loài linh dương Impala, vốn rất phổ biến ở đồng cỏ châu Phi.

Tuy nhiên, khác với những "người anh em" cùng giống loài, linh dương Nyala chủ yếu sinh sống ở các rừng cây rậm rạp ở miền Nam Malawi, Mozambique, Zimbabwe và miền Đông Nam Phi, thay vì các cánh đồng rộng lớn.

Điều này khiến chúng tiến hóa với những sọc trắng trên thân thể, như là một cách hữu hiệu để chúng ngụy trang, lẩn trốn trong các bụi cây khi phát hiện thấy kẻ săn mồi ở gần.

Mặc dù con linh dương con trong đoạn clip tỏ ra khá hung hãn, nhưng trên thực tế, linh dương Nyala là những sinh vật thận trọng, nhút nhát. Chúng thường bỏ chạy thay vì đứng lại để chiến đấu với kẻ địch, dù linh dương đực có mọc sừng.

Tuy nhiên, do linh dương Nyala chạy không được nhanh cho lắm, nên thường trở thành con mồi béo bở cho các loài đi săn như sư tử, báo đốm, hay thậm chí là chó hoang, linh cẩu.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Chui vào ống nước để ghép đôi, rắn độc bị tóm sống

Chui vào ống nước để ghép đôi, rắn độc bị tóm sống

Hai con rắn nâu phương Đông, loài rắn độc thứ hai thế giới, bị bắt khi bò vào nhà dân trong mùa sinh sản.

Đăng ngày: 03/11/2021
Bị sư tử vây kín, lợn hoang dùng

Bị sư tử vây kín, lợn hoang dùng "tuyệt kỹ" trốn thoát đơn giản tới khó tin

Ngay cả những người chứng kiến cũng không thể ngờ rằng tốc độ của lợn hoang lại giúp nó qua mặt bầy sư tử dễ dàng tới vậy.

Đăng ngày: 02/11/2021
Mỗi năm, Úc tiêu diệt 2 triệu sinh vật này nhưng vẫn bất lực trước sự phát triển của chúng

Mỗi năm, Úc tiêu diệt 2 triệu sinh vật này nhưng vẫn bất lực trước sự phát triển của chúng

Đây là sinh vật gây hại cho con người và có sự phát triển vô cùng mạnh mẽ.

Đăng ngày: 02/11/2021
Phát hiện lỗi gene tạo ra ma cà rồng - sinh vật chỉ uống máu đủ sống

Phát hiện lỗi gene tạo ra ma cà rồng - sinh vật chỉ uống máu đủ sống

Máu thường không cung cấp đủ chất dinh dưỡng để một sinh vật thực tồn tại theo kiểu ma cà rồng Dracula, chỉ trừ một loài, nhờ 13 gene " mất tích".

Đăng ngày: 02/11/2021
Thanh niên chim gõ kiến gõ nhầm nhà của chị sóc cục súc và cái kết

Thanh niên chim gõ kiến gõ nhầm nhà của chị sóc cục súc và cái kết

Một chú sóc đang ngủ thì bị chim gõ kiến đánh thức, ngay lập tức, sóc tung vuốt, hất cẳng con chim ra khỏi tổ bằng vẻ mặt giận dữ.

Đăng ngày: 02/11/2021
Hà mã con lấy thân mình làm mồi nhử, bảo vệ mẹ khỏi sư tử háu đói

Hà mã con lấy thân mình làm mồi nhử, bảo vệ mẹ khỏi sư tử háu đói

Sự dũng cảm của hà mã con được đền đáp xứng đáng. Nhưng rốt cuộc, hai mẹ con hà mã vẫn không tránh khỏi cái chết.

Đăng ngày: 01/11/2021
Kỳ dị cua ma không có lưỡi nhưng vẫn phát ra tiếng kêu, chuyên gia

Kỳ dị cua ma không có lưỡi nhưng vẫn phát ra tiếng kêu, chuyên gia "soi" X-quang mới vỡ lẽ

Cua ma có thể phát ra tiếng kêu? Bằng cách nào vậy?

Đăng ngày: 01/11/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News