Chui vào ống nước để ghép đôi, rắn độc bị tóm sống

Hai con rắn nâu phương Đông, loài rắn độc thứ hai thế giới, bị bắt khi bò vào nhà dân trong mùa sinh sản.

Đôi rắn nâu phương Đông (Pseudonaja textilis), loài vật bản địa của Australia, chui vào đường ống thoát nước của một ngôi nhà ở Nambour, bang Queensland, để giao phối. Các thợ bắt rắn đã nhanh chóng đến nơi và làm gián đoạn công việc của chúng. Sự gián đoạn khiến con đực tức giận và có vẻ muốn cắn người thợ nhiều lần.

Quá trình bắt rắn được tổ chức Sunshine Coast Snake Catchers ghi lại và đăng lên mạng xã hội hôm 26/10. Đến nay, video đã thu hút hớn 106.000 lượt xem.

"Khi chúng tôi đến nơi, cặp rắn đã chui đầu vào ống nên tôi có thể lén tiếp cận. Tôi tóm cả hai cùng lúc nhưng một con trượt ra khi tôi cố kéo chúng khỏi ống. Cuối cùng, tôi cũng bắt được cả hai và bỏ vào túi với sự giúp đỡ của đồng nghiệp Olivia", Stuart McKenzie, người đứng đầu tổ chức Sunshine Coast Snake Catchers, cho biết.


Đôi rắn nâu phương Đông đang "mây mưa" thì bị tóm gọn. (Ảnh cắt từ video).

Rắn nâu phương Đông là loài rắn độc thứ hai thế giới, chỉ sau rắn taipan nội địa (Oxyuranus microlepidotus). Chúng di chuyển nhanh, hung dữ và là loài rắn gây chết người nhiều nhất ở Australia mỗi năm, theo Bảo tàng Australia. Chúng có thể sinh sản nhanh ở những nơi đông dân cư và dễ dàng lẻn vào nhà qua các khe hở nhỏ.

Rắn nâu phương Đông chỉ cần tiêm 4 milligram nọc độc vào nạn nhân, sau đó hỗn hợp mạnh gồm độc tố thần kinh, độc tố tim và chất đông máu bắt đầu gây tê liệt, ngừng tim và chảy máu mất kiểm soát. Một số trường hợp, nạn nhân sẽ chết vì vết cắn khi nọc độc gây chảy máu trong não.

Dù rắn nâu phương Đông thường cảnh giác và hay lo sợ, chúng sẽ tấn công mà không do dự nếu bị đe dọa hoặc gặp tình huống bất ngờ, theo Bảo tàng Australia. Chúng thường co lại thành hình chữ S rồi lao bổ về phía kẻ tấn công. Tháng 10 là mùa sinh sản của rắn nâu phương Đông. Chúng đi tìm bạn tình, do đó, McKenzie và các thợ bắt rắn khác nhận thấy hoạt động của chúng tăng lên.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An

Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò

Đăng ngày: 17/05/2025
Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom

Loài chim lạ xấu như sứ giả địa ngục: Mắt to như quỷ, mồm rộng như hố bom

Với tài ngụy trang hoàn hảo và ngoại hình xấu xí, chim potoo thường được gọi là "sứ giả địa ngục".

Đăng ngày: 15/05/2025
15 loài vật khiến con người sợ hãi nhưng lại rất hiền lành

15 loài vật khiến con người sợ hãi nhưng lại rất hiền lành

Chúng bị nhầm lẫn, gán ghép cho những hiện thân của ác quỷ nhưng trên thực tế những loài vật này rất hiền lành và hoàn toàn vô hại.

Đăng ngày: 15/05/2025
Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Đăng ngày: 13/05/2025
Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo

Tư thế đuôi tiết lộ tâm trạng của mèo

Đuôi mèo dựng thẳng thể hiện sự tự tin, trong khi đuôi cong như dấu hỏi là biểu hiện của sự thân thiện, còn xù đuôi có nghĩa sợ hãi.

Đăng ngày: 12/05/2025
Phát hiện

Phát hiện "giác quan thứ 6" ở chuột

Các nhà khoa học đã phát hiện thấy "giác quan thứ 6" có thể nhận biết ánh sáng mà không cần thị giác. Nhóm các nhà khoa học thuộc trường đại học Duke ở North Carolina (Mỹ) đã tiến hành nghiên cứu với 6 con chuột. 

Đăng ngày: 11/05/2025
Lý giải được tại sao loài chuột lang nước không bị mắc ung thư

Lý giải được tại sao loài chuột lang nước không bị mắc ung thư

Các nhà khoa học vừa lý giải được cách thức mà loài chuột lang nước với kích thước lớn của cơ thể giảm thiểu được nguy cơ ung thư.

Đăng ngày: 09/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News