Phát hiện lỗi gene tạo ra ma cà rồng - sinh vật chỉ uống máu đủ sống
Máu thường không cung cấp đủ chất dinh dưỡng để một sinh vật thực tồn tại theo kiểu ma cà rồng Dracula, chỉ trừ một loài, nhờ 13 gene "mất tích".
Ma cà rồng nổi tiếng nhất - bá tước Dracula - được mô tả với những đặc tính của dơi ma cà rồng; ngược lại dơi ma cà rồng cũng sở hữu đặc tính riêng biệt mà chỉ chúng và nhân vật huyền thoại nói trên có: chỉ cần hút máu là đủ sống.
Dơi ma cà rồng - (Ảnh: Pedro Ferreira do Amaral).
Theo The Scientist, các loài dơi khác trên thế giới, bao gồm đa số các loài dơi hút máu, đều có bữa ăn khá đa dạng bởi máu không phải là thứ có thể cung cấp mọi dinh dưỡng cần thiết cho một sinh vật sống.
Tuy nhiên, nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Michael Hiller từ Trung tâm Di truyền đa dạng sinh học LOEWE (Đức) nhận thấy Desmondus rotundus, tức dơi ma cà rồng, thiếu các bản sao chức năng của 13 gene vốn có ở các loài dơi khác.
Những gene này "mất tích" hoàn toàn trong cơ thể chúng, hoặc chứa nhiều đột biến đến nỗi không thể tạo ra các protein chức năng tương tự như ở các loài dơi khác. Khiếm khuyết này đối với "ma cà rồng đời thực" lại là một lợi thế.
Theo Live Science, lỗi gene đặc biệt khiến dơi ma cà rồng lấy được một số chất dinh dưỡng từ máu theo cách mà các loài dơi khác không làm được. Ví dụ 2 trong số các gene bị thiếu điều khiển việc bài tiết insulin (hormone điều chỉnh lượng đường trong máu) từ tuyến tụy, khiến chúng rất ít tiết ra insulin, nên "sống khỏe" dù trong máu rất ít carbohydrate - là nguồn tạo ra glucose mà các sinh vật khác đều cần khá nhiều để cơ thể có năng lượng hoạt động.
Hay sự thiếu hụt của gene REP15 khiến sắt đi vào máu dơi ma cà rồng không bị hấp thụ nhiều vào cơ thể mà thải ra một cách dễ dàng, do đó chúng không bị ngộ độc kim loại dù uống quá nhiều máu. Sự thiếu hụt một gene khác tên CTRL thì giúp chúng tiêu thụ hợp lý hơn protein trong máu...
Các tác giả cho biết thêm rằng một số gene bị thiếu liên quan đến quá trình tiêu hóa và trao đổi chất, trong khi một số gene khác liên quan đến khả năng nhận thức, thị lực và sinh lý..., cần được nghiên cứu thêm. Nhưng rõ ràng, cơ thể dơi ma cà rồng đã được "thiết kế" để trở thành một nhà máy tiêu thụ năng lượng theo cách hoàn toàn khác với mọi sinh vật trên Trái Đất.

Tìm hiểu 6 lớp sinh vật cơ bản trên thế giới hiện nay
Thế giới động vật hiện nay được chia thành 6 lớp cơ bản, gồm có đơn giản nhất là lớp không xương sống và phức tạp nhất là lớp động vật có vú.

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?
Liệu bạn có chết nếu nuốt vào miệng một con nhện độc và còn sống? Nó có cắn các cơ quan bên trong cơ thể bạn hay không? Bạn sẽ tìm được câu trả lời trong bài viết này.

Những cách giao phối kỳ quái của các loài vật
Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.

Cá đao - Loài cá tồn tại từ thời tiền sử đến nay
Cá đao (pháp danh khoa học: Pristiformes), là một bộ cá dạng cá đuối, với đặc trưng là một mũi sụn dài ra ở mõm.

Tại sao một số động vật vẫn "nhảy múa" dù bị cắt rời một bộ phận?
Đã bao giờ bạn sốc khi nhìn thấy những cái chân ếch bị cắt rời nhưng vẫn cử động chưa? Nguyên nhân tại sao và làm thế nào dù không có bộ não cũng như hệ thần kinh điều khiển nhưng một số bộ phận như thân, chân... có thể "nhảy múa" được?

Những hiện tượng bí ẩn thú vị trong thế giới động vật
Thế giới xung quanh ta vẫn còn rất nhiều bí ẩn mà con người chưa khám phá hết. Một trong số đó là những bí ẩn thú vị về thế giới động vật mà ngay đến cả những chuyên gia cũng không thể nào ngờ tới.
