Gần 13 triệu USD và 44 tấn chất độc không đủ để bảo vệ hòn đảo 14,5 km2 khỏi loài chuột

Đảo Lord Howe đã được tuyên bố không còn chuột vào năm 2019, nhưng có lẽ họ đã mừng quá sớm. Sự xuất hiện gần đây của gần 100 con chuột khiến các nhà bảo tồn tự hỏi liệu những kẻ xâm nhập này là còn sót lại hay bằng cách nào đó đã đến hòn đảo, nơi được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới và là nhà của nhiều loài được xếp hạng nguy cấp khác nhau.

Vào tháng 4 vừa qua, một phụ nữ địa phương đã phát hiện ra một con chuột gần Nghĩa trang Bãi biển Ned, đánh dấu lần đầu tiên kể từ năm 2019, một con chuột được nhìn thấy ở bất kỳ đâu trên Đảo Lord Howe, nằm cách Sydney, Úc 781 km về phía đông bắc. Một cuộc điều tra sau đó đã bắt được hai con chuột: một con đực chưa trưởng thành và một con cái đang mang thai.

Gần 13 triệu USD và 44 tấn chất độc không đủ để bảo vệ hòn đảo 14,5 km2 khỏi loài chuột
Loài chuột xâm nhập gây ảnh hưởng nặng nề đến những động thực vật trên đảo.

Nhưng đây chỉ là sự khởi đầu. Tổng cộng 96 con chuột đen đã bị bắt và giết trong năm nay, làm dấy lên lo ngại rằng Chương trình Xóa bỏ Loài gặm nhấm (REP) trị giá 12,75 triệu USD gây tranh cãi đã không thực sự hữu ích, hoặc ít nhất là không ở mức độ mong đợi. Các quan chức hiện đang cố gắng tìm hiểu xem liệu lũ chuột có phải là của quần thể ban đầu hay một quần thể mới bằng cách nào đó đã xuất hiện trên đảo.

Gần 13 triệu USD và 44 tấn chất độc không đủ để bảo vệ hòn đảo 14,5 km2 khỏi loài chuột
Chuột tấn công thực vật và động vật tại đảo Lord Howe.

Ước tính có khoảng 150.000 con chuột và 210.000 con chuột nhắt sống trên đảo khi bắt đầu chương trình diệt trừ. Đó là con số rất lớn cho một hòn đảo có kích thước chỉ 14,55km vuông. Nó nhỏ đến mức chỉ chứa tối đa 400 khách du lịch.

Chuột vô tình được tàu đưa đến đây vào giữa thế kỷ 19, một vụ chìm tàu gần bờ biển vào năm 1918 được cho là đã dẫn đến sự xuất hiện của chuột. Những kẻ xâm lược này đã gây ra thiệt hại to lớn cho hệ sinh thái trên đảo, dẫn đến sự tuyệt chủng của 5 loài chim và 13 loài động vật không xương sống, đồng thời đe dọa 70 loài khác, theo Sydney Morning Herald.

Để tiêu diệt lũ chuột phiền phức, các quan chức REP đã đặt những viên ngũ cốc tẩm thuốc độc vào 22.000 chiếc bẫy. Máy bay trực thăng sau đó đã thả 44 tấn ngũ cốc độc ở những nơi không thể tiếp cận, tránh gây hại đến người dân trên hòn đảo, một vùng lãnh thổ của New South Wales. Những con chó đã tiêu diệt số chuột cuối cùng còn sót lại vào năm 2019, hoặc ít nhất là người ta đã nghĩ như vậy.

Gần 13 triệu USD và 44 tấn chất độc không đủ để bảo vệ hòn đảo 14,5 km2 khỏi loài chuột
Các nhân viên đặt bẫy chuột.

Việc phát hiện gần 100 con chuột kể từ tháng 4 đã khiến quan chức triển khai một loạt các biện pháp mới, bao gồm việc bố trí 250 camera phát hiện chuyển động và triển khai các đội chó được huấn luyện đặc biệt từ New South Wales và New Zealand. Đáng khích lệ, không có con chuột nào được nhìn thấy trên đảo kể từ tuần đầu tiên của tháng Tám. Các xét nghiệm di truyền đang được thực hiện trên những con chuột mới được phát hiện để xác định nguồn gốc của chúng, kết quả dự kiến vào cuối năm nay.

Nếu không phát hiện thêm chuột, chương trình có thể chuyển sang các biện pháp an toàn sinh học phòng ngừa.

Gần 13 triệu USD và 44 tấn chất độc không đủ để bảo vệ hòn đảo 14,5 km2 khỏi loài chuột
Bọ que Đảo Lord Howe.

Thật vậy, các loài động vật bản địa đang phục hồi trên đảo, bao gồm cả sự gia tăng đáng kể về số lượng các loài chim rừng ở Đảo Lord Howe đang có nguy cơ tuyệt chủng. Các loài động vật khác đã sẵn sàng để hồi phục bao gồm hải âu, chim booby và hải âu bụng trắng, cùng với ốc sên cạn và các loài thằn lằn mặt đất khác nhau.

Các loài thực vật cũng dự kiến sẽ phục hồi, bao gồm cả loài cọ núi nhỏ đang bị đe dọa nghiêm trọng. Các kế hoạch đang được thực hiện để phục hồi lại loài côn trùng quý hiếm nhất trên thế giới - loài bọ que Đảo Lord Howe - trên hòn đảo này. Những con côn trùng khổng lồ này có thể dài hơn 12 cm, may là chúng không biết bay.

Chỉ có thời gian mới trả lời được liệu loài chuột đã thật sự biến mất chưa.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn đằng sau khuôn mặt ngơ ngác của chú hải cẩu con đang thò đầu qua khe đá

Bí ẩn đằng sau khuôn mặt ngơ ngác của chú hải cẩu con đang thò đầu qua khe đá

May mà có người phát hiện ra không thì con hải cẩu sẽ còn bị mắc kẹt lâu hơn nữa.

Đăng ngày: 30/10/2021
Liều lĩnh tấn công sư tử con, linh cẩu nhận ngay kết thảm

Liều lĩnh tấn công sư tử con, linh cẩu nhận ngay kết thảm

Chỉ vì liều lĩnh tấn công sư tử con, một con linh cẩu đã bị sư tử cái cắn gãy chân và kết liễu mạng sống.

Đăng ngày: 29/10/2021
12 người vật lộn mãi mới bắt được cá sấu 400kg

12 người vật lộn mãi mới bắt được cá sấu 400kg

Cá sấu mõm ngắn Mỹ bị bắt để chuyển tới địa điểm khác khi tỏ ra hung dữ quá mức với đồng loại và nhân viên trong công viên Australia.

Đăng ngày: 29/10/2021
Những loài động vật có giác quan thứ 6

Những loài động vật có giác quan thứ 6

Phần lớn thế giới động vật không có được giác quan thứ 6 - chúng thường sinh tồn bằng cách chỉ sử dụng 5 giác quan cơ bản bao gồm: Xúc giác, thính giác, vị giác, khứu giác và thị giác.

Đăng ngày: 29/10/2021
Loài vượn cáo ở quốc đảo Madagascar có thể hát We Will Rock You

Loài vượn cáo ở quốc đảo Madagascar có thể hát We Will Rock You

Điệu nhạc trứ danh đã vang lên tại vùng rừng rậm Madagascar.

Đăng ngày: 28/10/2021
Bê 2 đầu với cơ thể lợn kỳ lạ được phát hiện ở Nga

Bê 2 đầu với cơ thể lợn kỳ lạ được phát hiện ở Nga

Mới đây trên mạng xã hội ở Nga đã đăng tải hình ảnh của một sinh vật kỳ dị, vừa giống lợn nhưng cũng vừa giống bò, lại có 2 chiếc đầu lủng lẳng.

Đăng ngày: 28/10/2021
Chuột chù đối đầu bọ cạp

Chuột chù đối đầu bọ cạp "sát thủ" trong trận chiến sinh tử

Chỉ cần một cú chích từ bọ cạp, chuột chù có thể sẽ bỏ mạng, nhưng tốc độ cực nhanh đã giúp nó né được mọi đòn tấn công.

Đăng ngày: 28/10/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News