Bí mật của nhà vô địch nhảy trong tự nhiên
Ve sầu nhảy giữ ngôi vị quán quân về môn nhảy trong thế giới côn trùng. Chúng có thể bật tới độ cao gấp hơn 100 lần so với chiều dài cơ thể.
Chỉ dài 6mm, chân cực ngắn và vẻ ngoài nặng nề, ve sầu nhảy (còn gọi là bọ nước bọt) khiến các nhà khoa học kinh ngạc với cú bật cao 70cm trong không khí. Kỷ lục này tương đương với việc con người vượt qua toà cao ốc 70 tầng cao 210m. Nhờ khả năng nhảy siêu phàm mà bọ nước bọt dễ dàng thoát khỏi sự truy đuổi của chim và các loài côn trùng ăn thịt.
Malcolm Burrows và các cộng sự tại Đại học Cambridge (Anh) tìm hiểu cách thức loài côn trùng này tích trữ năng lượng trước mỗi cú nhảy. Nhóm nghiên cứu nhận thấy hai chân sau cùng của bọ nước bọt dành riêng cho việc nhảy trên cây. Trong lúc di chuyển trên các tán lá, chúng kéo lê cặp chân này như một bộ phận thừa. Nhưng khi cần di chuyển xa, bọ nước bọt dồn toàn bộ trọng lượng cơ thể vào hai chân sau để tạo nên một lực nén cực lớn.
![]() |
Trong giai đoạn nhộng, ve sầu nhảy được bảo vệ bởi một lớp nhựa sủi bọt. Ảnh: osc.edu. |
"Cặp chân nhảy của bọ nước bọt được cấu thành từ nhiều lớp biểu bì cứng và resilin (một loại protein có tính chất đàn hồi như cao su). Do đó chúng giống như hai cây cung. Khi bọ nước bọt co các cơ lại để chuẩn bị cho cú nhảy, hai cây cung uốn cong để hình thành một lực nén đủ sức đẩy một vật có khối lượng lớn gấp 400 lần cơ thể nó", Malcolm giải thích.
Theo Malcolm, có nhiều điểm tương đồng giữa cơ chế nhảy của bọ nước bọt và cơ chế đàn hồi của cung. Được cấu thành từ cả chất cứng và chất đàn hồi nên hai chân nhảy của bọ không bị tổn thương nếu chúng bị uốn cong trong thời gian dài. Cặp chân sau của bọ nước bọt luôn ở trong tư thế sẵn sàng để chúng có thể nhảy trong nháy mắt. Chúng có thể nhảy tức thì và liên tục mà không bị tổn thương hay kiệt sức.
Ve sầu nhảy được gọi là bọ nước bọt vì trong giai đoạn nhộng chúng được bảo vệ bởi một lớp nhựa sủi bọt. Khi còn bé chúng thiếu protein đàn hồi nên không thể nhảy. Khả năng đó chỉ xuất hiện khi chúng bước vào giai đoạn trưởng thành.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Loài hoa quý hiếm nhất nhì hành tinh, cứ trời mưa là "tàng hình"
Khi tiếp xúc với nước, những bông hoa có màu trắng như ngọc trai bắt đầu chuyển sang dạng trong suốt như thủy tinh.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Quả thần kì ở Việt Nam có thể biến mọi vị thành vị ngọt
Việt Nam hiện đang sở hữu một loại "quả thần", có thể biến tất cả các vị trên đời này thành vị ngọt sau khi ăn nó.

Những loài cây kỳ lạ trên Trái đất
Cây cối là thành phần quan trọng của cảnh quan tự nhiên và là nguồn cung cấp dồi dào về dưỡng khí, thực phẩm, nơi trú ngụ, vật liệu xây dựng và bảo vệ cho tất cả các sinh vật...

Cách chọn mua cây quất đẹp, bền, nhiều tài lộc đón Tết
Chơi quất ngày tết là nét truyền thống của dân việt trong ngày tết, là biểu tượng của sự sung túc, thành đạt trong năm mới.
