Bí mật về mũi tên tẩm thuộc độc ra đời cách đây hơn 70.000 năm

Mũi tên tẩm thuốc độc từng được làm ra cách đây hơn 70.000 năm sử dụng chất độc từ thực vật và động vật.

Từ những con nhân mã chuyên bắn mũi tên tẩm thuốc độc chết chóc đến các truyền thuyết xa xưa trong các văn tự cổ, mũi tên tẩm chất độc là một trong những yếu tố quan trọng ở nhiều câu chuyện văn hoá phương Tây.

Qua thời gian, chúng vẫn chứng minh giá trị nguyên vẹn khi rất nhiều bộ tộc nguyên thuỷ, người bản địa trên khắp thế giới vẫn sử dụng như một phương pháp để đi săn bắt.

Bí mật về mũi tên tẩm thuộc độc ra đời cách đây hơn 70.000 năm
Các bộ tộc nguyên thủy đã biết dùng tên tẩm độc từ xa xưa để săn bắn.

Người San là những cư dân lâu đời nhất ở Nam Phi, sử dụng mũi tên sắt nhọn trông khá xinh xắn để đi săn nhưng khi phủ lên một lớp chất độc mũi tên nhanh chóng biến thành vũ khí chết người.

Những người săn bắn hái lượm sử dụng vũ khí có tẩm chất độc từ một loại bọ cánh cứng Diamphidia nigroonata, chứa chất độc diamphotõin, có khả năng hạ gục một con huơu cao cổ trưởng thành.

Một số bằng chứng cho thấy chất độc xuất hiện trên các dụng cụ bằng gỗ 24.000 năm tuổi, được tìm thấy trong các hang động biên giới Nam Phi.

Tuy nhiên, mới đây các nhà khoa học phát hiện ra bằng chứng cho thấy con người đã sử dụng mũi tên tẩm chất độc cách đây 72.000 năm.

Nhà khảo cổ học Marlize Lombard từ Đại học Johannesburg ở Nam Phi, người đứng đầu nghiên cứu cùng các cộng sự  đã kiểm tra các đặc tính độc đáo của các mũi tên độc bằng cách phân tích 128 mũi tên nhọn bằng xương.

Nghiên cứu cho thấy những mũi tên không sử dụng chất độc cần phải đâm sâu vào cơ thể con mồi mới có thể tiêu diệt được trong khi những mũi tên tẩm chất độc chỉ cần đâm xuyên qua da của con vật là có thể hạ gục dễ dàng.

Nhà khảo cổ Lombard cũng đánh giá 306 mũi tên đầu bằng xương Thời kỳ Đồ đá muộn. Họ phát hiện 6 trong số những mũi tên nhọn bằng xương có niên đại cách đây 72.000-80.000 năm, từ Hang Blombos ở Nam Phi. Ba trong số các mũi tên này có các đặc tính phù hợp với những đầu mũi tên tẩm độc.

Lombard cho biết đó là những trở thành những mũi tên tẩm độc lâu đời nhất được biết đến trên thế giới.

Một trong những điểm khảo cổ khác tìm thấy nhiều bằng chứng cổ xưa tại miệng sông Klasies ở Nam Phi, niên đại hơn 60.000 năm. Tại đây, các nhà khoa học phát hiện những vết nứt siêu nhỏ, phù hợp với việc sử dụng làm mũi tên, và có cặn đen ghi ngờ là chất độc.

Con người đã sử dụng chất độc từ nhiều loại sinh vật khác nhau bao gồm thực vật, ếch hay thằn lằn có nọc độc...

Loading...
TIN CŨ HƠN
Rhamphorhynchus: Loài thằn lằn bay

Rhamphorhynchus: Loài thằn lằn bay "tí hon" sở hữu hàm răng của tử thần

Rhamphorhynchus, là một chi thằn lằn có cánh đuôi dài sống vào kỷ Jura, chúng sở hữu răng giống kim khâu và hướng về phía trước.

Đăng ngày: 12/08/2020
Phát hiện ra dấu vết hóa học ADN trong hóa thạch khủng long 75 triệu năm tuổi

Phát hiện ra dấu vết hóa học ADN trong hóa thạch khủng long 75 triệu năm tuổi

Các phân tử DNA không ổn định và không thể được lưu trữ trong một thời gian dài. Tuy nhiên, các nhà khoa học đã tìm thấy dấu vết của mô sụn, protein, nhiễm sắc thể và dấu vết hóa học DNA trong hộp sọ khủng long từ thời kỳ kỷ Phấn trắng cách đây 75 triệu năm.

Đăng ngày: 11/08/2020
Phát hiện báu vật 3.000 năm tuổi từ thời Đồ Đồng

Phát hiện báu vật 3.000 năm tuổi từ thời Đồ Đồng

Một chuyên gia dò tìm kim loại đã “run lên vì vui sướng” sau khi phát hiện một kho đồ tạo tác thời kỳ đồ đồng ở biên giới Anh - Scotland.

Đăng ngày: 11/08/2020
Mũ giáp hơn 1.000 năm tuổi từ thời Viking

Mũ giáp hơn 1.000 năm tuổi từ thời Viking

Chiếc mũ giáp từ thời Viking được làm bằng sắt nhưng đã rỉ sét và hư hại sau thời gian dài vùi dưới lòng đất.

Đăng ngày: 11/08/2020
Ngôi mộ 6.600 năm hé lộ khoảng cách giàu nghèo thời Đồ Đá

Ngôi mộ 6.600 năm hé lộ khoảng cách giàu nghèo thời Đồ Đá

Chủ nhân một số ngôi mộ có chế độ ăn chứa giàu thịt và được chôn cùng nhiều đồ trang sức hơn những ngôi mộ khác trong nghĩa trang tiền sử.

Đăng ngày: 10/08/2020
Con sâu đo 42.000 tuổi sống lại nhảy nhót điên cuồng ở Siberia

Con sâu đo 42.000 tuổi sống lại nhảy nhót điên cuồng ở Siberia

Một loài sinh vật cổ đại đột nhiên sống lại nhảy múa điên cuồng sau khi bị vùi chôn ở dưới lớp băng vĩnh cửu 42.000 năm.

Đăng ngày: 09/08/2020
Stomatosuchus inermis: Loài cá sấu cổ đại có thể

Stomatosuchus inermis: Loài cá sấu cổ đại có thể "nuốt chửng cả thế giới"

Stomatosuchus là một loài cá sấu cổ đại với thân hình khổng lồ dài đã tuyệt chủng từ kỷ Phấn trắng muộn.

Đăng ngày: 08/08/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News