Bí quyết dùng kem chống nắng hiệu quả cho da
Bôi kem chống nắng 15-30 phút trước khi tiếp xúc mặt trời, chọn loại kem phổ rộng với SPF 30 +; kính mát cần che kín mắt.
Tiến sĩ Nguyễn Trọng Hào, Giám đốc Bệnh viện Da liễu TP HCM cho biết bên cạnh yếu tố do di truyền thì tác nhân bên ngoài như ánh nắng, thuốc lá, chăm sóc da, tư thế ngủ, sự co cơ, lối sống, môi trường sống... có ảnh hưởng lớn đến quá trình lão hóa da. Thường xuyên tiếp xúc với tia tử ngoại từ ánh mặt trời sẽ khiến da tổn hại nặng nề.
Bác sĩ Hào đưa ra một lưu số lưu ý trong việc chống nắng:
Chọn, sử dụng kem chống nắng
Chọn loại có SPF từ 30 trở lên và có phổ rộng bảo vệ da khỏi tác hại của cả tia UVA và UVB, thời gian kháng nước trong khoảng 40-80 phút.
Một vài chỉ số cần lưu ý khi mua kem chống nắng.
Sử dụng một cách thường quy, bôi 15-30 phút trước khi tiếp xúc ánh nắng. Sử dụng loại kháng nước khi đi bơi hoặc ra mồ hôi nhiều. Bôi lặp lại mỗi 2 giờ khi ở ngoài trời và sau khi bơi hay tiết mồ hôi nhiều.
Khi dùng kem chống nắng chú ý vùng mặt nhưng không quên môi. Mật độ bôi kem chống nắng để bảo vệ tối ưu là 2mg/cm2.
Tham khảo ý kiến chuyên gia khi chống nắng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Che chắn bằng trang phục
Mặc áo dài tay, mũ rộng rành, che chắn khi đi nắng, hạn chế ra ngoài trời vào những thời điểm nắng gắt.
Đeo kính mát
Đeo kính mát không chỉ giúp bảo vệ mắt mà còn ngăn ngừa tổn hại vùng da quanh mắt. Khi ra ngoài vào trời nắng, đeo kính giúp hạn chế nheo mắt chau mày, từ đó giảm nếp nhăn quanh mắt.
Lưu ý chọn loại có lớp bao kín 2 bên, đeo càng gần mắt càng tốt.
Không quên đeo kính mát cho trẻ em.
Bảo vệ bằng cửa kính nhà cửa, ôtô... có tác dụng che chắn tia tử ngoại.
Theo bác sĩ Hào, bên cạnh chống nắng cần chăm sóc da đúng cách, bỏ thuốc lá, tránh xa người hút thuốc. Ăn uống lành mạnh, nhiều rau và trái cây, hạn chế chiên xào, thức ăn nhanh. Tạo môi trường sống trong lành, nằm ngủ đúng tư thế, không nằm nghiêng tì đè lên mặt gây xuất hiện nếp nhăn. Không tự ý điều trị, sử dụng mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, chọn các cơ sở chuyên khoa uy tín, cần kiên nhẫn.

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ
Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu
Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?
Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn
Hôn người khác có thể kéo đến từ những bệnh nhẹ như herpes miệng đến vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm màng não do virus hoặc quai bị.

Hiểm họa chết người từ methanol trong rượu lậu
Chất độc methanol phổ biến trong rượu lậu chỉ khác ethanol ở số lượng nguyên tử carbon và hydro nhưng có thể gây chết người với liều lượng nhỏ.
