Bí quyết sống lâu của loài xấu nhất hành tinh
Khác với nhiều động vật, chuột chũi trụi lông hầu như không có biểu hiện của sự lão hóa. Chúng sống lâu gấp 9 lần các loài chuột có kích thước tương đương và hiếm khi mắc ung thư.
![]() |
Chuột chũi trụi lông. Ảnh: Animals. |
Với lớp da nhăn nhúm màu hồng và hàm răng kiếm, chuột chũi trụi lông sống ở khu vực Đông Phi được xếp vào nhóm những động vật xấu xí nhất hành tinh. Tuy nhiên, chúng là loài có tuổi thọ cao hàng đầu trong họ động vật gặm nhấm và sức khỏe luôn trong tình trạng tốt nhất suốt cuộc đời.
Nhóm chuyên gia của Đại học Texas (Mỹ) phát hiện ra rằng chuội chũi trụi lông có khả năng loại bỏ những protein bị tổn thương một cách hiệu quả, đồng thời giữ lại những protein ổn định và có chất lượng cao. Nhờ đó mà chúng không mang những biểu hiện thông thường của sự lão hóa như suy giảm chức năng não.
Ở hầu hết các sinh vật, protein được sinh ra rồi lại tiêu hủy. Các tổ hợp protein có chức năng loại bỏ chất thải sẽ chọn những protein bị tổn thương và tái tạo amino axit của chúng để hình thành protein mới. Nhóm nghiên cứu nhận thấy rất ít protein của chuột chũi trụi lông bị đánh dấu để tiêu hủy. Điều này cho thấy chúng không những sở hữu nhiều protein tốt mà còn có cơ chế loại bỏ những protein bị tổn thương hiệu quả hơn. Nhờ đó protein bị tổn thương không tích tụ và tàn phá tế bào.
“Chúng tôi tin rằng mức độ protein tổn thương ở chuột chũi trụi lông không quan trọng bằng khả năng loại bỏ những phần tổn thương một cách hiệu quả”, tiến sĩ sinh hóa Asish Chaudhuri, một thành viên trong nhóm nghiên cứu, phát biểu.
Sau khi so sánh mô của chuột chũi trụi lông với chuột bạch thí nghiệm, nhóm chuyên gia nhận thấy mô của chuột chũi trụi lông tỏ ra hiệu quả hơn trong việc xử lý các protein bị tổn thương bởi tình trạng căng thẳng.
Theo tiến sĩ Viviana Perez, trưởng nhóm nghiên cứu, những tập hợp protein bị tổn thương gây nên những tác động xấu đối với tế bào. Chúng là thủ phạm gây nên các bệnh suy giảm chức năng thần kinh như Alzheimer, Parkinson, Huntington và Lou Gehrig. Nếu bắt chước được khả năng loại bỏ protein tổn thương của chuột chũi trụi lông, các nhà khoa học sẽ tìm ra nhiều loại thuốc có khả năng điều trị hiệu quả các bệnh này.
Nhóm nghiên cứu cho biết, họ sẽ tiếp tục tìm hiểu xem liệu mô của các loài động vật sống lâu khác có cơ chế loại bỏ protein tổn thương giống chuột chũi trụi lông hay không. Sau đó, họ sẽ xem xét cả mô của động vật linh trưởng và con người.
Loading...
TIN CŨ HƠN

Điểm danh những giống chó nguy hiểm nhất thế giới
Một số vụ chó pitbull cắn chết người trong thời gian gần đây đã khiến dư luận vô cùng hoảng sợ. Tuy nhiên, đây không phải giống chó duy nhất nguy hiểm trên thế giới.
Đăng ngày: 28/06/2025

Vì sao cá sủ vàng được bán giá đắt đỏ?
Bắt được con cá sủ vàng, ngư dân đó sẽ thu khoản lời lên đến hàng trăm triệu, vì vậy chúng được người đi biển gọi là "cục vàng biết bơi" hay "lộc trời của Việt Nam".
Đăng ngày: 28/06/2025

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.
Đăng ngày: 28/06/2025

Loài vật có khả năng khiến Trái đất rung chuyển khi làm "chuyện ấy"
Theo một nghiên cứu mới đây thì hóa ra mỗi khi đến thời điểm làm "chuyện ấy", chúng thực sự đã khiến toàn bộ Trái đất rung chuyển.
Đăng ngày: 28/06/2025

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?
Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.
Đăng ngày: 25/06/2025

Điểm danh 12 loài động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên
Với lực cắn khủng khiếp lên tới 2,6 triệu kg/m2, cá sấu châu Phi được xếp đầu danh sách những động vật có cú đớp uy lực nhất thế giới tự nhiên.
Đăng ngày: 22/06/2025

Thú quý hiếm được giải cứu ở Việt Nam
Các loài thú quý hiếm như báo hoa mai, vượn đen má vàng, chà vá chân xám, voọc bạc, gấu ngựa đã được Tổ chức Bảo vệ Động vật hoang dã giải cứu.
Đăng ngày: 21/06/2025
Tiêu điểm