Bia đá phủ đầy ký tự cổ thách thức các nhà khoa học

Cho đến nay, không nhà khoa học nào có thể giải mã những chữ khắc trên tấm bia đá thời Đồ sắt khai quật ở Tây Ban Nha.

Cao 1,5 mét và rộng 85cm, bia đá Montoro phủ đầy chữ khắc có niên đại từ thời Đồ sắt. Các biểu tượng có sự tương đồng với ký tự từ những ngôn ngữ đã tuyệt chủng nhưng không ai có thể giải mã được ý nghĩa của chúng, theoInternational Business Times.

Nhà khảo cổ học Leonardo García Sanjuán ở Đại học Seville, Tây Ban Nha, bắt đầu nghiên cứu tấm bia đá sau khi đọc chú thích ngắn về phát hiện trong tờ rơi của Bảo tàng khảo cổ Montoro. Ông nhận thấy điểm đặc biệt ở tấm bia đá và quyết định tìm hiểu về món đồ tạo tác cùng với đồng nghiệp Marta Díaz-Guardamino ở Đại học Southampton, Anh.

Bia đá lần đầu tiên được khai quật bởi một nông dân cày cấy trên cánh đồng ở thành phố Montoro phía nam Tây Ban Nha năm 2002. Người nông dân vứt bia đá lên chồng đá chất bên cạnh cánh đồng. Hai năm sau, hai kiểm lâm viên từ sở môi trường của tỉnh phát hiện tấm bia đá và chú ý tới một loạt hình khắc kỳ lạ bao phủ một mặt của nó.

Bia đá phủ đầy ký tự cổ thách thức các nhà khoa học
Bia đá Montoro. (Ảnh: Antiquity 2017).

Các kiểm lâm viên đưa bia đá tới bảo tàng địa phương, nơi nó được lưu giữ suốt 8 năm trước khi García Sanjuán và Díaz-Guardamino tìm đến vào năm 2012. Họ rất bối rối khi nhận thấy những chữ cái hay văn tự dường như vô nghĩa. "Thật hiếm thấy thứ gì tương tự bia đá này, những chữ khắc trên bia không thể đọc được. Không một chữ viết nào có ý nghĩa", García Sanjuán nói.

Hầu hết ký tự đều có thể dễ dàng nhận dạng, bởi chúng được lấy từ một loạt ngôn ngữ khác nhau. Ở trên cùng bia đá, một số ký tự sắp xếp theo kiểu vòng tròn hoặc xoắn ốc trong khi những chữ khác được khắc không theo trình tự nào.

Để tìm ra ý nghĩa của bộ văn tự lạ, một trong những vấn đề quan trọng nhất là xác định niên đại. Từ đó, các nhà khảo cổ có thể thu thập gợi ý về bối cảnh văn hóa khi bia đá ra đời.

Nhóm nghiên cứu gặp nhiều khó khăn trong quá trình xác định niên đại. Chủ cánh đồng nơi tìm thấy bia đá không muốn các nhà khảo cổ đào xới mảnh đất để tìm kiếm những đồ tạo tác cùng thời khác có thể giúp ước tính niên đại bia đá. "Ông ấy chỉ cho phép chúng tôi đào một hố nhỏ. Chúng tôi không may mắn lắm và không tìm thấy bất kỳ vật liệu nào. Vì thế chúng tôi phải dựa vào bằng chứng gián tiếp", García Sanjuán chia sẻ.

Chữ khắc trên bia bao gồm các thành tố từ bộ chữ Hispanic nguyên thủy ở vùng đông bắc, chữ Graeco-Iberia, chữ khắc Proto-Sinaitic, Proto-Canaanite, South Arabia và Phoenic. Các nhà nghiên cứu ước tính chữ khắc được tạo ra từ khoảng thế kỷ 9 đến cuối thế kỷ 3 trước Công nguyên.

Nhóm của García Sanjuán đưa ra hai giả thuyết về tấm bia đá. Giả thuyết đầu tiên là tấm bia đá được khắc chữ vào đầu thời Đồ đá, giữa thế kỷ 9 và thế kỷ 5 trước Công nguyên. "Có thể những người địa phương không biết chữ mô phỏng những dấu hiệu họ từng trông thấy hoặc nghe kể trên bia đá", García Sanjuán giải thích.

Giả thuyết còn lại là chữ khắc hình thành cuối thời Đồ sắt từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 3 trước Công nguyên. Tấm bia đá có thể là vật đánh dấu sự đa sắc tộc của binh lính trong cùng một đội quân.

Tuy nhiên, hai giả thuyết trên chỉ mang tính suy đoán. Trước khi tìm thấy thêm nhiều đồ tạo tác, nhóm nghiên cứu vẫn chưa có cách nào để xác định nguồn gốc thực sự của tấm bia đá cũng như ý nghĩa của những dòng chữ khắc trên đó.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Giường gấp tinh vi của pharaoh Tutankhamun

Giường gấp tinh vi của pharaoh Tutankhamun

Tutankhamun, pharaoh trị vì Ai Cập hơn 3.300 năm trước, yên nghỉ trên một chiếc giường có kết cấu giống hệt giường gấp hiện đại mà chúng ta sử dụng ngày nay.

Đăng ngày: 08/08/2017
Hóa thạch nguyên vẹn sau 110 triệu năm của khủng long bọc giáp

Hóa thạch nguyên vẹn sau 110 triệu năm của khủng long bọc giáp

Nhóm nghiên cứu phân tích bộ xương được bảo quản đặc biệt tốt của hóa thạch dài 5,5 mét với bộ da bọc giáp hoàn chỉnh từ đầu tới đuôi.

Đăng ngày: 08/08/2017
Tàn tích làng chài quê hương của tông đồ Chúa Jesus

Tàn tích làng chài quê hương của tông đồ Chúa Jesus

Các nhà khảo cổ học Israel và Mỹ nhiều khả năng đã tìm thấy quê nhà của Thánh Peter, Thánh Andrew và Thánh Philip gần biển Galille, còn được gọi là hồ Tiberias, ở phía bắc Israel.

Đăng ngày: 08/08/2017
Pharaoh Ai Cập là người đầu tiên mắc bệnh khổng lồ

Pharaoh Ai Cập là người đầu tiên mắc bệnh khổng lồ

Bộ xương đàn ông tìm thấy năm 1901 trong một ngôi mộ gần Beit Khallaf, Ai Cập, với chiều cao lên tới 1,987 mét, có thể thuộc về Sa-Nakht, pharaoh ở Vương triều thứ ba.

Đăng ngày: 07/08/2017
Xác ướp

Xác ướp "công chúa" gần 1000 tuổi vẫn còn nguyên tóc, lông mi dài cong vút

The Siberian Times đưa tin, các nhà khoa học mới đây đã phát hiện ra xác ướp 1 phụ nữ bị chôn vùi trong lớp băng tuyết ở Bắc Cực và được bọc bởi lớp lông thú dày

Đăng ngày: 06/08/2017
Hệ thống đường hầm bí ẩn từ Thế chiến I dưới nền siêu thị Anh

Hệ thống đường hầm bí ẩn từ Thế chiến I dưới nền siêu thị Anh

Các chuyên gia lịch sử tin rằng hệ thống đường hầm này có thể đã được sử dụng trong cả hai cuộc chiến tranh thế giới.

Đăng ngày: 05/08/2017
Tìm thấy hóa thạch chim cổ sau thời khủng long tuyệt chủng

Tìm thấy hóa thạch chim cổ sau thời khủng long tuyệt chủng

Theo đó, hóa thạch của bộ chim chuột 62 triệu năm trước cho thấy lớp chim đã “phục hưng”, phân hóa nhanh chóng và đạt tới số lượng lớn như ngày nay.

Đăng ngày: 04/08/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News