Biển Chết đang "chết" dần

Biển Chết đã trở thành địa danh hút khách du lịch suốt hàng ngàn năm qua vì nước biển cực mặn khiến người tắm không bao giờ chìm và được cho là mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, vùng biển độc đáo này có thể đang chết dần, chết mòn sau khi các chuyên gia phát hiện mực nước biển đang giảm trung bình 1 mét mỗi năm.

>>> Biển Chết đang bị các "hố tử thần" nuốt chửng?

Biển Chết hay còn gọi là biển Muối tọa lạc ở vị trí phân tách Israel và Jordan. Tên gọi của nó bắt nguồn từ việc hàm lượng muối cực cao trong nước (gấp gần 10 lần độ mặn của các đại dương) khiến cá và thực vật không thể sống được trong đó.


Mực nước biển Chết hiện giảm trung bình 1 mét mỗi năm. (Ảnh: EPA)

Biển Chết không phải là biển thực sự, mà chỉ là một cái hồ không có đường ra, nhận nước đổ vào từ một số con sông. Bề mặt biển và các bãi biển nằm thấp hơn mực nước biển tới 429 mét, khiến nó trở thành vùng đất có độ cao thấp nhất trên thế giới. Với độ sâu 304 mét, biển Chết cũng là hồ siêu mặn sâu nhất trên thế giới.

Các chuyên gia đã tiến hành việc đo đạc mực nước biển Chết lần đầu tiên vào năm 1927. Kể từ đó, mực nước biển này liên tục sụt giảm.

Việc giám sát mực nước biển hiện do Viện Địa chất Israel phụ trách. Cơ quan này đã sử dụng một phao nghiên cứu nhỏ, trôi nổi ở giữa biển để đo độ sâu.

Các chuyên gia ước tính rằng, mực nước biển Chết đã giảm hơn 40 mét kể từ những năm 1950. Sự suy giảm này được cho là do sự mất cân bằng giữa lượng nước đổ vào và chảy ra khỏi biển. Cụ thể là, biển Chết bị thất thoát nước nhiều hơn lượng nước nhận được do sự bù đắp từ sông Jordan.

Các chuyên gia cũng ghi nhận sự suy giảm lượng nước từ sông Jordan chảy vào biển Chết. Hiện tượng này có thể do nước sông bị rút bớt dùng để tưới tiêu đất hoặc sử dụng cho nhiều mục đích khác.

Các nguồn nước trong khu vực hiện đang bị khai thác triệt để và có ảnh hưởng lớn đến Israel, Bờ Tây, Lebanon, Syria và Jordan. Bằng chứng về sự khan hiếm nước thể hiện qua sự phát lộ của nhiều hố sụt lún, tầng đất bùn bị rạn nứt, cây cối bị hủy hoại và một công viên nước hiện bị bỏ hoang.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?

Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Đăng ngày: 29/03/2025
Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?

Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Tại sao mây có nhiều màu sắc?

Mây trên trời đa phần đều là màu trắng pha một chút xám, nhưng đôi khi cũng có những đám mây đủ màu như đen, hồng, tím, vàng, đỏ,... Màu sắc mây có được đều do mây phản chiếu lại ánh sáng mặt trời; đồng thời cũng có mối quan hệ chặt chẽ giữa thời gian hình thành, phạm vi phân bố, kích thước và thể thích của mây.

Đăng ngày: 24/03/2025
18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực

Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Đăng ngày: 23/03/2025
Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá

Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Đăng ngày: 19/03/2025
Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?

Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Đăng ngày: 18/03/2025
Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng

Thực sự chưa bao giờ, người ta ý thức tới một mối nguy hiểm tiềm tàng khác đang "lớn dần", đó là sự ô nhiễm ánh sáng.

Đăng ngày: 16/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News