Biển Chết thật sự không chết
Lần đầu tiên, các chuyên gia đã gửi một đoàn thám hiểm nghiên cứu Biển Chết. Theo đó, họ đã phát hiện một nguồn nước từ miệng núi lửa khổng lồ cùng với một số loại vi khuẩn khác ở đáy biển.
>>> Biển Chết đang “chết” từ từ
Nhóm nghiên cứu từ đại học Ben-Gurion (BGU) của Israel cho hay, để giải tỏa mối nghi hoặc về nguồn nước ngọt phun lên từ các vết nứt dưới đáy biển, mới đây, họ đã lặn xuống Biển Chết – nơi có nồng độ muối mặn nhất thế giới và thu được nhiều kết quả khả quan.
Các chuyên gia chia sẻ nguồn nước ngọt tại Biển Chết xuất phát từ một miệng núi lửa khổng lồ có chiều dài 15m, sâu 20m.
Biển Chết có nồng độ muối cao nhất thế giới.
Ngoài ra, thảm vi khuẩn tập trung ở các lỗ hổng tại đáy biển cho thấy sự đa dạng vi sinh vật tại môi trường Biển Chết, vùng nước nổi tiếng không có loài sinh vật nào sống sót. Điều này khiến các nhà nghiên cứu rất ngạc nhiên.
Được biết, Biển Chết là nơi thấp nhất Trái Đất, nằm trên biên giới giữa bờ Tây Palestine Jordan và Israel. Nồng độ muối của biển cho phép con người dễ dàng nổi trên mặt nước, nhưng cũng đồng thời là thách thức đối với các thợ lặn muốn tìm hiểu vùng nước lạ này.
Biển Chết sẽ nhanh chóng biến mất nếu tốc độ bốc hơi của nó duy trì ở mức 1m/năm. Theo nhà nghiên cứu, nguyên nhân là do con người đã lạm dụng vùng nước nguồn từ sông Jordan chảy vào Biển Chết để phục vụ nhu cầu nước uống.
Tuy nhiên, giáo sư Jonathen Laronne và nghiên cứu sinh Yaniv Munwes thuộc BGU đã phát minh ra hệ thống đo lường trực tiếp cấu trúc của các dòng chảy bằng lò xo tại đáy biển với hi vọng có thể sớm khắc phục tình trạng này.