Biển "địa ngục" đang lan rộng ở Mỹ, sinh vật bơi vào là chết
Cơ quan Khi quyển và đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA) vừa công bố vùng chết mới của Vịnh Mexico năm nay – đã lan rộng đáng sợ so với dữ liệu 5 năm trước, đủ làm ngạt thở mọi sinh vật bén mảng tới.
"Vùng chết" là một khu vực biển rất thiếu oxy, nhiều nơi gần như là không có, khiến những sinh vật biển nào không may lọt vào đều bị giết chết. Theo tính toán mới của NOAA, "vùng chết" của Vịnh Mexico năm nay đã lan rộng trên diện tích hơn 16.000km2, lớn hơn cả Connecticut.
Ảnh chụp vùng biển đầy tảo nở hoa ở Vịnh Mexico, dấu hiệu của "vùng chết" - (Ảnh: NOAA).
Theo Daily Mail, sự xuất hiện của những vùng chết trên biển chủ yếu do hoạt động của con người dẫn đến biển đổi khí hậu, kích thích tảo sinh sôi và hiện tượng "tảo nở hoa" ven các bờ biển, đại dương.
NOAA cho biết khu vực "địa ngục" ở Vịnh Mexico lan rộng là do lưu lượng nước từ sông Mississippi gia tăng trên mức trung bình trong vòng 3 tuần trước khi "vùng chết" được đo đạc.
Mỗi năm, các chất không mong đợi thải ra từ thành phố, các trang trại và nhiều khu vực khác chảy vào vịnh, kích thích sự phát triển của tảo trong suốt mùa xuân và mùa hè. Sau đó tảo chết đi, chìm xuống và phân hủy. Các vi khuẩn sẽ "nuốt chửng" một lượng oxy lớn trong quá trình phân hủy tảo ở vùng nước gần đáy biển. Kết quả là nồng độ oxy thấp ở gần đáy không còn đủ để hầu hết các sinh vật biển sinh sống.
Khi lượng oxy hòa tan xuống ít hơn 2 phần triệu, vùng nước đó gọi là vùng chết bởi nếu bạn thả bất kỳ sinh vật biển nào vào nước trong khu vực đó, chúng sẽ nhanh chóng chết ngạt.
Trên khắp thế giới, ngày càng nhiều vùng biển "địa ngục" như thế này được ghi nhận. Khi điều đó xảy ra, sinh vật bản địa sẽ phải di cư đến nơi khác. Môi trường sống thu hẹp và cuộc chạy trốn đó sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến số lượng và sự phát triển của các loài.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?
Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

Những điều thú vị về con sam biển
So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Kẻ bá chủ thực sự của đại dương
Mối quan hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi luôn mật thiết với nhau, nếu thiếu một thì kẻ kia cũng không thể tồn tại. Cá mập dường như đang thực hiện sứ mệnh loại bỏ những cá thể yếu kém ra khỏi bầy đàn, tạo điều kiện cho những cá thể còn lại phát triển tốt hơn.

Cá Vẹt là gì? Tại sao không nên ăn cá Vẹt?
Loài cá vẹt được bày bán tại một số chợ vùng biển. Gần đây, các diễn đàn, cộng đồng mạng kêu gọi không nên ăn cá này vì nhiều lý do đặc biệt.
