Biến đổi khí hậu: 22 triệu người Việt Nam sẽ bị mất nhà cửa

Đây là khẳng định của các nhà nghiên cứu đưa ra trong Báo cáo Phát triển con người 2008 do UNDP tại VN và Bộ TN – MT công bố ngày 28/11 tại Hà Nội.

Thế giới đối mặt với nguy cơ thảm họa hai lần

Ông Bernard O’Callaghan, Điều phối viên chương trình của Tổ chức Bảo tồn thiên nhiên thế giới cho biết bản báo cáo nhan đề “Cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu: Đoàn kết nhân loại trong một thế giới phân cách”, cho thấy những thách thức về khí hậu trong thế kỷ 21 đặt thế giới trước nguy cơ thảm họa hai lần. Đó là nguy cơ trước mắt đối với phát triển con người và những thảm họa sinh thái đe dọa hành tinh.

Biến đối khí hậu còn làm cho các hệ thống nông nghiệp bị phá vỡ do ngày càng phải hứng chịu hạn hán, nhiệt độ tăng và lượng mưa càng càng thất thường. Điều này khiến thêm 600 triệu người nữa sẽ phải đối mặt với nạn suy dinh dưỡng.

Các khu vực nửa khô hạn ở châu Phi cận Sahara, với tỉ lệ nghèo đói vào loại cao nhất thế giới, sẽ phải đối mặt với nguy cơ năng suất sụt giảm tới 26% vào năm 2060.

Báo cáo cũng dự đoán sẽ có thêm 1,8 tỷ người phải đối mặt với sự khan hiếm nước tính đến năm 2080, trong đó các khu vực rộng lớn ở Nam Á và miền Bắc Trung Quốc sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng sinh thái hết sức nghiêm trọng do mất dần các dòng sông băng và thay đổi về lượng mưa.

Biến đổi khí hậu: 22 triệu người Việt Nam sẽ bị mất nhà cửa
(Ảnh minh họa: Greenpeace.org)
Cùng với đó 332 triệu người sống ở các khu vực ven biển và đất trũng sẽ bị mất nhà ở do lũ lụt hoặc các cơn bão nhiệt đới. Biến đổi khí hậu cũng làm nảy sinh các nguy cơ đối với sức khỏe, khiến thêm 400 triệu người phải đối mặt với nguy cơ bị sốt rét.

“Biến đổi khí hậu sẽ là mối đe dọa tới toàn thể nhân loại. Nhưng những người nghèo, một bộ phận không hề chịu trách nhiệm về món nợ sinh thái mà chúng ta đang mắc phải lại là những người đang phải đối mặt với những thiệt hại sớm nhất và nghiêm trọng nhất về phát triển con người” - Ông Kernal Dervis, Giám đốc UNDP nói.

Về công tác giảm thiểu các tác động của biến đổi khí hậu, các tác giả bản báo cáo kêu gọi các nước phát triển thể hiện vai trò đi đầu bằng cách tới năm 2050 cắt giảm phát thải khí nhà kính ít nhất 80% và đến năm 2020 ít nhất 30% so với mức của năm 1990.

Bản báo cáo cũng khuyến nghị thực hiện kết hợp các biện pháp như đánh thuế carbon, các chương trình mua bán phát thải chặt chẽ hơn, có các giải pháp về quản lý và điều tiết năng lượng…

22 triệu người Việt Nam sẽ bị mất nhà cửa

Cũng theo ông O’Callaghan, biến đổi khí hậu sẽ gây ra những thiệt hại lớn cả về tài sản và môi trường. Một số mô hình dự báo biến đổi khí hậu cho thấy khi nhiêt độ tăng 3- 4 độ C, số người phải chịu ngập lụt ở vùng duyên hải là 134 – 332 triệu người.

Hoạt động của bão nhiệt đới gia tăng cũng có thể làm tăng số người bị tác động lên 371 triệu người vào cuối thế kỷ 21. Theo đó, khi mực nước biển dâng cao thêm 1 m, ở vùng thấp thuộc Ai Cập, 6 triệu người có thể mất nhà cửa và ngập lụt 4.500 km2 đất canh tác.

Riêng ở Việt Nam, nước biển dâng sẽ khiến 22 triệu người Việt Nam mất nhà cửa với thiệt hại lên tới 10% GDP. Lũ lụt và bão tố mạnh hơn cũng có thể làm chậm những tiến bộ trong phát triển con người ở những vùng dân cứ chính yếu, kể cả Đồng bằng sông Cửu Long.

Báo cáo cũng cho thấy, biến đổi khí hậu gây đe dọa với Việt Nam ở nhiều cấp. Lượng mưa dự kiến sẽ gia tăng và Việt Nam sẽ đối mặt với những trận bão nhiệt đới mạnh hơn. Mực nước biển dự kiến sẽ dâng cao 33 cm vào năm 2050 và 1 m vào năm 2100.

“Với ĐBSCL thấp trũng, đây là một dự báo rất ảm đạm. Mực nước biển dâng cao như dự báo vào năm 2030 sẽ khiến khoảng 45% diện tích đất của khu vực này có nguy cơ nhiễm mặn cực độ và thiệt hại mùa màng do lũ lụt. Năng suất lúa dự báo sẽ giảm 9%. Nếu mực nước biển dâng cao 1m, phần lớn ĐBSCL sẽ hoàn toàn ngập trắng nhiều thời gian dài trong năm”- Ông Bernard O’Callaghan cho biết.

Biến đổi khí hậu cũng làm một diện tích rộng lớn của đồng bằng sông Mê Công, sông Hồng và ven biển miền Trung bị ngập lụt do nước biển dâng. Nước biển dâng cũng ảnh hưởng đến vùng đất ngập nước của bờ biển Việt Nam, nghiêm trọng nhất là các khu vực rừng ngập mặn của Cà Mau, TP.HCM, Vũng Tàu và Nam Định.

Về khí hậu, nhiệt độ trung bình năm tăng khoảng 0,1 độ C/thập kỷ. Trong một số tháng mùa hè, nhiệt độ tăng khoảng 0,1 – 0,3 độ C/thập kỷ. Mua lớn thường xuyên hơn.

Báo cáo cũng cho biết sự biến đổi này còn gây những tác động lớn đối với phát triển con người ở ĐBSCL. Theo đó, dù mức đói nghèo đã và đang giảm nhưng hiện vẫn còn 4 triệu người đói nghèo ở ĐBSCL. Đối với nhóm này, sự sụt giảm nhỏ về thu nhập hay mất cơ hội việc làm do lũ lụt sẽ gây hậu quả nghiêm trọng đối với dinh dưỡng, sức khỏe và giáo dục.

Trong đó người nghèo sẽ phải chịu nguy cơ gấp đôi. Khả năng những người này sinh sống ở những vùng dễ ngập lụt là cao hơn, song khả năng sống trong những ngôi nhà kiên cố, vững chắc thì thấp hơn.

Cần đẩy mạnh sử dụng các năng lượng sạch

Trao đổi với Tiền phong bên lề lễ công bố bản báo cáo, Tiến sĩ Trương Mạnh Tiến, Viện trưởng Viện chiến lược chính sách TN&MT, Bộ TN&MT cho biết bản báo cáo là cảnh báo lớn đối với các quốc gia trên thế giới về những mối đe dọa liên quan đến biến đổi khí hậu.

Biến đổi khí hậu: 22 triệu người Việt Nam sẽ bị mất nhà cửa

Tiến sĩ Trương Mạnh Tiến, Viện trưởng Viện chiến lược chính sách TN&MT, Bộ TN&MT (Ảnh: TP)

Báo cáo cũng “nhắc” các quốc gia phải có sự đồng cảm, trách nhiệm chung để giải quyết vấn đề này. Cũng theo TS Tiến, các nước cần đẩy mạnh việc thay thế cho các nguyên liệu không tái tạo được mà gây hiệu ứng nhà kính, sản sinh CO2 (ví dụ như than đá…) bằng sử dụng các nguồn năng lượng sạch như: năng lượng mặt trời, gió, sóng biển, v.v…

Biến đổi khí hậu đang gây những tác động mà ai cũng có thể thấy đó là việc băng tan ở Nam Cực gây ảnh hướng đến các giống loài, làm nước biển dâng ảnh hưởng trực tiếp đến các quốc gia, mà đặc biệt là các quốc đảo, như là Maldivo, đất nước có hơn 80% thấp dưới 1m.

“Nếu kịch bản xảy ra, nước này và các quốc đảo khác sẽ biến mất. Như vậy, “mất nước” không phải do chiến tranh mà nước biển dâng, do biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường. Đấy là những thảm cảnh trên thực tế là đang xuất hiện. Nếu chúng ta không hành động và để xảy ra như thế thì quả là không còn gì để nói” - Ông Tiến nói.

Cũng theo ông Tiến, chúng ta đang ở trong một thế giới hội nhập thì mỗi một quốc gia phải có trách nhiệm như nhau trong việc giảm thiếu các tác hại do biến đổi khí hậu. Cụ thể các quốc gia có nguồn lực thì hỗ trợ các nước khác, đẩy mạnh việc sử dụng các năng lượng sạch, thay thế dần những năng lượng gây ảnh hưởng đến môi trường bằng những năng lượng sạch.

Phạm Tuyên

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Một cách tuyệt vời để tái chế thứ rác thải nhựa độc hại, khó phân hủy. Dưới hình dạng những viên gạch ecobrick, ta bắt chúng tiếp tục phục vụ cuộc sống cho tới cuối vòng đời của nhựa thì thôi!

Đăng ngày: 22/07/2018
Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Dự báo hướng di chuyển của bão cũng giống như dự báo tốc độ di chuyển được xác định là hướng di chuyển trung bình (hướng chủ đạo) của cơn bão trong thời hạn 12h hoặc 24h.

Đăng ngày: 21/07/2018
Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Mới đây, nhân viên tại Công viên quốc gia Grand Teton của Mỹ đã phải tạm thời đóng cửa một số khu vực, khi các vết nứt trên mặt đất ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

Đăng ngày: 20/07/2018
Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Ngày nay, internet dần trở thành yếu tố quan trọng trong cuộc sống con người, thậm chí, nó còn là nhu cầu thiết yếu giống như đồ ăn, thức uống vậy.

Đăng ngày: 19/07/2018
Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng

Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng "ít nhạy cảm"

Khu vực miền Trung luôn được ví là “rốn bão”, còn miền Nam lại hiếm khi có bão. Tuy nhiên, xu hướng bão đang có sự dịch chuyển dần về phía Nam và xuất hiện ở những vùng ít khi có bão.

Đăng ngày: 19/07/2018
Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Đêm 18/7, bão đã đổ bộ vào đất liền, vùng tâm bão khu vực ven biển các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá gió mạnh cấp 7.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News